Những điều chủ xe cơ giới cần phải lưu ý khi tham gia giao thông

by Quỳnh Tran
Những điều chủ xe cơ giới cần phải lưu ý khi tham gia giao thông

Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông chủ yếu ở Việt Nam. Mặc dù được nghe nhiều về cụm từ “xe cơ giới” nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nhóm phương tiện này. Vậy xe cơ giới là gì? Những điều chủ xe cơ giới cần phải lưu ý khi tham gia giao thông là như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Xe cơ giới là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ hiện nay bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi chung là xe cơ giới được khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa bằng cách liệt kê như sau:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Như vậy, xe cơ giới là toàn bộ các loại phương tiện sau đây: ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (tính cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Dấu hiệu nhận biết khá rõ đối với xe cơ giới chính là chúng đều chạy bằng động cơ và thường tốn nhiều nhiên liệu.

Những điều chủ xe cơ giới cần phải lưu ý khi tham gia giao thông

Theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ, xe cơ giới tham gia giao thông phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, xe cơ giới cũng phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

Yêu cầuXe ô tôXe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
Có đủ hệ thống hãm có hiệu lựcxx
Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lựcxx
Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt NamxKhông áp dụng
Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệuxx
Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xexx
Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiểnxx
Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toànxKhông áp dụng
Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuậtxx
Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trườngxx
Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn địnhxx

Người lái xe cơ giới phải đem theo giấy tờ gì khi đi đường?

Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau:

– Đăng ký xe.

Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (chỉ áp dụng với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô).

Nếu thiếu một trong các giấy tờ trên, người tham gia giao thông bằng xe cơ giới sẽ bị xử phạt vi phạm.

Nếu thiếu bất cứ giấy tờ nào nêu trên, người lái xe sẽ bị phạt. Cụ thể mức phạt theo Nghị định 100 như sau:

* Giấy đăng ký xe:

– Đối với ô tô:

+ Không có: Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (không thay đổi so với trước đây).

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

– Đối với xe máy:

+ Không có: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

* Bằng lái xe:

– Đối với ô tô:

+ Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

– Đối với xe máy:

+ Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

* Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với ô tô)

+ Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (không thay đổi so với trước đây).

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

* Bảo hiểm bắt buộc

– Đối với ô tô:

Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

– Đối với xe máy:

Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

Xe cơ giới khi tham gia giao thông có bị giới hạn tốc độ?

Ngoài việc phải tuân thủ tốc độ giới hạn của các loại biển báo tốc độ tối thiểu và tối đa, xe cơ giới khi tham gia giao thông còn phải thực hiện theo quy định về tốc độ tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:

Đi trong khu đông dân cư:

Phương tiệnTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe trở lênĐường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (cả xe máy điện) và các loại xe tương tự4040
Các phương tiện xe cơ giới khác6050

* Ngoài khu vực đông dân cư:

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe trở lênĐường hai chiều;đường một chiều có một làn xe
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải ≤ 3,5 tấn9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải > 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc6050

* Trên đường cao tốc:

– Tốc độ tối đa = 120 km/h.

– Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những điều chủ xe cơ giới cần phải lưu ý khi tham gia giao thông“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xe giường nằm có phải trang bị dây an toàn không?

Một yêu cầu khác cũng có hạn vào ngày 31/12 /2021 tới đây là việc xe ô tô kinh doanh vận tải buộc phải có dây an toàn ở tất cả các vị trí chở khách, bao gồm cả ghế nằm, giường nằm theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Trước ngày 31/12/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đã được cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hành khách phải đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao thông, trong đó bắt buộc phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm.

Xe kinh doanh vận tải có phải lắp camera giám sát không?

Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 09 chỗ trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, sau đó, Chính phủ lại ra Nghị quyết 66/NQ-CP quyết định lùi việc bắt buộc lắp camera đến hết 31/12/2021.
Như vậy, từ ngày 01/01/2022, nếu xe khách không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đồng thời có thể bị từ chối đăng kiểm. Do đó, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách cần gấp rút thực hiện quy định nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment