Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?

by Nhu Hương
Đi xe tự chế bị phạt bao nhiêu tiền tiền

Theo quy định có rất nhiều hình thức xử phạm hành vi vi phạm giao thông. Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông là một trong những hình thức xử phạt vi phạm giao thông phổ biến; thường được áp dụng trong nhiều trường hợp xử phạt vi phạm giao thông. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hình phạt cảnh cáo?

Cảnh cáo được hiểu là một hình thức xử phạt vi phạm; khi một người nào đó có hành vi vi phạm kỉ luật, làm sai quy định, quy tắc mà ở mức nhẹ có thể sửa sai. Phạt cảnh cáo có thể hiểu là sự trừng phạt nhẹ; nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân; tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ; không nghiêm trọng nên hình thức phạt này thường chỉ mang tính răn đe đến tinh thần người vi phạm; để không tái diễn hành vi vi phạm nữa. Hình thức phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau.

Căn cứ tại Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.“

Trong hình sự; hình phạt cảnh cáo là 01 trong 07 hình phạt chính, đồng thời cũng chính là hình phạt nhẹ nhất.

“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất”

Căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 thì tại Điều 21 cảnh cáo là một trong các hình thức xử phạt hành chính

“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;”

Như vậy hình phạt cảnh cáo có thể coi là hình phạt nhẹ chỉ nhằm răn đe tổ chức; cá nhân vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực khác nhau.

Không ký biên bản vi phạm giao thông là không cần phải nộp phạt?

Phạt cảnh cáo trong vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“Điều 22. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.“

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; quy định hình thức xử phạt cảnh cáo được quy định; và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 quy định:

“3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”.

Như vậy phạt cảnh cáo là một trong hình thức xử phạt chính; trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Đây được coi là hình thức xử phạt chính nhẹ nhất; không gây tổn hại đến lợi ích vật chất của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; và đường sắt quy định phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong các trường hợp như sau:

Trường hợp 1

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.”

Như vậy với trường hợp cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thi công trên đường bộ đang khai thác; không treo biển báo thông tin công trình; hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung; theo quy định sẽ bị phạt cảnh cáo (hoặc phạt tiền theo quy định). Vi phạm của tổ chức; cá nhân trong trường hợp này phải là vi phạm nhỏ và có tình tiết giảm nhẹ.

Trường hợp 2

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp này sẽ bị phạt cảnh cáo:

“Điều 15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ;

b) Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.“

Như vậy với hành vi leo trèo mố, trụ, gầm cầu; hay chăn dắt xúc vật ở mái đường; buộc súc vật vào cọc tiêu, biển báo,… như quy định trên thì cá nhân; tổ chức sẽ có thể bị phạt cảnh cáo với mức độ vi phạm nhẹ.

Trường hợp 3

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.”

Đối với trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô; xe gắn máy… mà vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới; thường sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo; vì những đối tượng trong độ tuổi này là người chưa thành niên vi phạm giao thông với khả năng nhận thức còn hạn chế nên hình thức xử phạt chỉ mang tính răn đe, chấn chỉnh các đối tượng về mặt tinh thần; để không tái diễn vi phạm; nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về hình thức phạt cảnh cáo trong pháp luật hình sự

Điều 34 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.“
Như vậy cảnh cáo được coi là hình phạt nhẹ nhất đối với người phạm tội; điều kiện để được áp dụng hình phạt cảnh cáo là người phạm tội phải phạm tội ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ.

Người lái xe không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền ?

Căn cứ Điểm i Khoản Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với “Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy…..”
Như vậy người lái xe không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment