Quy định số lượng thuyền viên trên tàu

by Sao Mai
Quy định số lượng thuyền viên trên tàu

Chào CSGT, Gần đây tôi có ý định góp vốn đóng một chiếc tàu để vận chuyển hàng hóa đường biển. Tuy nhiên tôi chưa nằm rõ một số quy định của pháp luật về tàu biển. Cho tôi hỏi các quy định số lượng thuyền viên trên tàu hiện nay như thế nào? Thuyền viên phải đáp ứng những điều kiện gì khi làm việc trên tàu biển? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Thuyền viên là gì? và Điều kiện làm thuyền viên

Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 thì

Thuyền viên làm việc trên tàu biển

1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.

2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;

b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;

d) Có sổ thuyền viên;

đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

Do đó thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam. Ngoài ra theo Bộ luật này công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tại Chương II Bộ luật này, Chương II Thông tư 03/2020/TT-BGTVT về chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Phân loại nhóm phương tiện

Căn cứ Điều 17 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định:

Nhóm I

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 (một trăm) khách.

b) Phà có sức chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 3000 sức ngựa.

Nhóm II

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách.

b) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa.

Nhóm III

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 (mười hai) khách đến 50 (năm mươi) khách.

b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

Quy định số lượng thuyền viên trên tàu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định về biểu định biên thuyền viên

Quy định số lượng thuyền viên trên tàu
Quy định số lượng thuyền viên trên tàu

Phương tiện chở khách

Phương tiện chở khách là phương tiện được dùng để chở trên 12 (mười hai) hành khách (trừ phà).

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm I theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 2; Thợ máy 1. Tổng cộng : 5

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1; Thợ máy 1. Tổng cộng : 4

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm III theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 3

a) Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

b) Phương tiện thuộc nhóm I hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km có thể bố trí giảm 01 (một) thủy thủ.

c) Phương tiện thuộc nhóm II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km không nhất thiết phải bố trí thợ máy.

Phương tiện chở hàng

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm I theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ hoăc thợ máy 1. Tổng cộng : 3

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ hoăc thợ máy 1. Tổng cộng : 3

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1. Tổng cộng : 2

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa, có sức chở đến 12 người

Chỉ cần 1 người lái phương tiện

Phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm I theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1; Thợ máy 1. Tổng cộng : 4

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 3

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm IIII theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 3

a) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá một ca làm việc nhưng dưới hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm I theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 1; Máy trưởng 1; Máy phó 1; Thủy thủ 1; Thợ máy 1. Tổng cộng : 6

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 1; Máy trưởng 1; Máy phó 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 5

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 1; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 4

b) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm I theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 2; Máy trưởng 1; Máy phó 2; Thủy thủ 2; Thợ máy 1. Tổng cộng : 9

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 2; Máy trưởng 1; Máy phó 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 6

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc Nhóm II theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 2; Máy trưởng 1; Thủy thủ 1. Tổng cộng : 5

c) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần Trên 5000 tấn đến 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một chuyến hành trình theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 2; Máy trưởng 1; Máy phó 2; Thủy thủ 3; Thợ máy 2. Tổng cộng : 11

d) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một chuyến hành trình theo chức danh như sau: Thuyền trưởng 1; Thuyền phó 2; Máy trưởng 1; Máy phó 2; Thủy thủ 4; Thợ máy 2. Tổng cộng : 12

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định số lượng thuyền viên trên tàu”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, tạm dừng công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, tranh chấp thừa kế đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn, thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trước khi làm việc trên tàu, thuyền viên có phải ký hợp đồng lao động không?

Có để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên nói riêng người lao động nói chung thì Pháp luật có quy định cụ thể tại Điều 62 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.”

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên khi thuyền viên cho thuê, mua, bán chứng chỉ chuyên môn của mình cho người khác?

Tùy vào từng chức danh Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại chứng chỉ chuyên môn Giấy Công nhận, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận thì có trách nhiệm thu hồi. Theo Khoản 2 Điều 62 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT.

Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu có bị phạt không?

Có. Theo Khoản 10 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 18 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP hành vi thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment