Đoàn kiểm tra tàu biển gồm những ai?

by Sao Mai
Đoàn kiểm tra tàu biển gồm những ai?

Chào CSGT, hiện nay có văn bản nào quy định về những yêu cầu mà Đoàn kiểm tra tàu biên phải tuân thủ khi xuống tàu biển nước ngoài kiểm tra không em? Và sau khi kết thúc kiểm tra thì Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cập nhật biên bản kiểm tra ở đâu? 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề nêu trên. CSGT mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 07/2018/TT-BGTVT

Đoàn kiểm tra tàu biển gồm những ai?

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định rằng tàu biển là tàu biển nước

Theo Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra tàu biển cụ thể về nguyên tắc kiếm tra tàu

Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra tàu biển

1. Kiểm tra tàu biển được thực hiện theo phân công của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, do tối thiểu hai (02) Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thực hiện. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể bố trí người có chuyên môn hỗ trợ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển.

2. Khi lên tàu kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải xuất trình Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cho thuyền trưởng hoặc thuyền viên trực ca của tàu biển.

Như vậy theo Thông tư này thì Đoàn kiểm tàu biển bao gồm tối thiểu 02 Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển. Khi lên tàu kiểm tra Sỹ quan phải xuất trình thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển.

Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển là ai?

Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển là công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam được cấp Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để thực hiện việc kiểm tra các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải trên tàu biển nước ngoài neo, đậu trong vùng nước cảng biển của Việt Nam. Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.

Tàu biển nào bị kiểm tra?

Theo Điều 6 Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT. Thì khi có những tiêu chí sau thì tàu biển sẽ được kiểm tra khi vào cảng.

  • Tàu biển không có các thiết bị hoặc các thiết bị này không hoạt động theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Tàu biển, thuyền viên không có Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận không còn hiệu lực theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Tàu biển không có tài liệu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Tàu biển có kết cấu, thân vỏ bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc có khiếm khuyết gây nguy hiểm tới tính nguyên vẹn kín nước hoặc sự ổn định của tàu biển;
  • Tàu biển có khiếm khuyết nghiêm trọng về trang thiết bị làm ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
  • Thuyền viên không biết hoặc không thực hiện các hoạt động thiết yếu liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
  • Thuyền viên trên tàu biển không thể giao tiếp với nhau theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Thuyền viên, thuyền trưởng phát các báo động sai mà không được hủy phù hợp;
  • Cơ quan có thẩm quyền nhận được thông báo về tàu biển không tuân thủ các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
  • Tàu biển không có các biện pháp bảo đảm an ninh hàng hải.

Ngoài ra khi không có tiêu chí trên thì việc lựa chọn tàu biển để kiểm tra theo khung cửa sổ khoảng thời gian được đánh giá dựa trên mức độ rủi ro của tàu biển do APCIS của Tokyo MOU quy định.

Đoàn kiểm tra tàu biển gồm những ai?
Đoàn kiểm tra tàu biển gồm những ai?

Sau khi kiểm tra Sỹ quan kiểm tra Nhà nước phải tuân thủ những yêu cầu gì ?

Quy định tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT.

Khi xuống tàu biển kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ những quy định sau đây:

  • Không được can thiệp vào việc cá nhân và nơi nghỉ của thuyền viên.
  • Tuân thủ các quy định về vệ sinh riêng của tàu biển.
  • Không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc quốc tịch của thuyền viên.
  • Tôn trọng quyền của thuyền trưởng và những người giúp việc của thuyền trưởng.
  • Lịch sự, nhất quán, chuyên nghiệp khi làm việc.
  • Không đe dọa, độc đoán hay sử dụng ngôn ngữ gây thù oán.
  • Tuân thủ yêu cầu về an toàn lao động của tàu và của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tuân thủ yêu cầu an ninh của tàu biển và được người có trách nhiệm dẫn đi xung quanh tàu biển.
  • Xuất trình Thẻ cho thuyền trưởng hoặc đại diện của chủ tàu lúc bắt đầu kiểm tra.
  • Trình bày lý do kiểm tra. Trường hợp việc kiểm tra theo thông tin được cung cấp thì không được tiết lộ nguồn cung cấp thông tin.
  • Áp dụng quy trình kiểm tra theo các công ước và quy định của pháp luật Việt Nam một cách thống nhất, chuyên nghiệp và giải thích rõ ràng khi cần thiết.
  • Không được gây khó khăn cho thuyền viên như việc hỏi những thứ ngược với quy định của công ước, quy định pháp luật.
  • Yêu cầu thuyền viên mô tả chức năng của trang thiết bị và hoạt động của trang thiết bị, không nên tự tiến hành việc thử.
  • Nên tham khảo tư vấn khi không chắc chắn về một yêu cầu hay phát hiện của mình (ví dụ: tham vấn đồng nghiệp, tài liệu, chính quyền tàu mang cờ, tổ chức được công nhận).
  • Xác định vị trí an toàn của cảng và của tàu để thực hiện vận hành cần thiết.
  • Trong biên bản kiểm tra diễn đạt rõ ràng các khiếm khuyết phát hiện trong kiểm tra và biện pháp khắc phục các khiếm khuyết đó.
  • Cấp Biên bản kiểm tra cho thuyền trưởng trước khi rời tàu.
  • Xử lý các bất đồng về những phát hiện trong quá trình kiểm tra một cách bình tĩnh và kiên nhẫn.
  • Hướng dẫn thuyền trưởng quy trình khiếu nại nếu các bất đồng không được xử lý.
  • Hướng dẫn thuyền trưởng quyền được khiếu nại trong trường hợp lưu giữ tàu biển.
  • Không được có các lợi ích cá nhân đối với cảng hay tàu biển kiểm tra; không được làm thuê hoặc thực hiện các công việc của tổ chức được ủy quyền.
  • Được quyền quyết định dựa trên các khiếm khuyết phát hiện được.
  • Kiên quyết từ chối nhận hối lộ và báo cáo ngay các trường hợp hối lộ về Cảng vụ hàng hải.
  • Không được sử dụng quyền hạn của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân.
  • Thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ, cập nhật các hướng dẫn về kiểm tra tàu biển của Tokyo MOU trong Sổ tay kiểm tra nhà nước cảng biển.
  • Các trang thiết bị bị hỏng và đồ phụ tùng dự trữ hay thay thế có thể không có ngay được, do đó Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải cân nhắc không để tàu biển bị trì hoãn nếu có phương án thay thế an toàn.
  • Việc lưu giữ tàu biển sẽ phát sinh nhiều vấn đề, do đó Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nên phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nên phối hợp với đại diện của chính quyền tàu biển mang cờ hoặc tổ chức được công nhận cấp các Giấy chứng nhận. Việc này không hạn chế quyền quyết định của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và sự tham gia của các bên khác để bảo đảm tàu biển được an toàn hơn, tránh được sự khiếu nại liên quan đến lưu giữ tàu biển và hạn chế việc chậm trễ không cần thiết.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đoàn kiểm tra tàu biển gồm những ai?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, tạm dừng công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn, chia thừa kế nhà đất, thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là Cục Hàng hải Việt Nam. Căn cứ Điều 4 Nghị định Số 10/VBHN-BGTVT quy định về đăng ký, xóa đăng và mua, bán, đóng mới tàu biển

Sau khi kiểm tra lần đầu thì Đoàn kiểm tra tàu biển có kiểm tra lại không?

Theo Điều 13 Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT Sau khi tàu biển đã khắc phục xong các khiếm khuyết, thuyền trưởng thông báo cho Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để tổ chức xuống tàu biển kiểm tra lại. Trong trường hợp các khiếm khuyết đã được khắc phục thỏa mãn theo quy định của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển ghi kết quả vào biên bản kiểm tra.
Nếu trong trường hợp việc khắc phục các khiếm khuyết chưa thỏa mãn, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển yêu cầu tàu biển tiếp tục khắc phục.

Đoàn kiểm tra tàu biển cập nhật biên bản kiểm tra ở đâu sau khi kiểm tra xong?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT sau khi kết thúc kiểm tra tối đa 02 ngày, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cập nhật biên bản kiểm tra lên phần mềm của APCIS.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment