Quyết định bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc từ khi nào năm 2023?

by Trà Ly
Quyết định bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc từ khi nào năm 2023?

Thời gian gần đây xôn xao vụ việc có ý kiến cho rằng bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc để người dân lựa chọn mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Bộ Tài Chính hiện đã có trả lời về vấn đề này. Rất nhiều người hiện nay mong chờ về câu trả lời của Bộ Tài chính. Câu hỏi mà nhiều người chờ đợi đó là quyết định bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc từ khi nào? Tuy nhiên, liệu có bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xe máy là gì?

Bảo hiểm xe máy là tên gọi thường dùng để chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những giấy tờ mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Bảo hiểm xe máy bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy): Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia để nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc thì bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới.

Bảo hiểm xe máy có phải bảo hiểm bắt buộc không?

Tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:

– Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

– Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

+ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

+ Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

+ Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

+ Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm bắt buộc năm 2022.

– Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.

– Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Như vậy, Bảo hiểm xe máy bắt buộc là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy phải tham gia khi tham gia giao thông. Nếu không tham gia bảo hiểm xe máy bắt buộc thì chủ xe máy sẽ bị xử phạt theo quy định.

Quyết định bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc từ khi nào năm 2023?

Quyết định bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc từ khi nào?

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 2/QLBH-PNT năm 2023 được ban hành ngày 01/01/2023 như sau:

Ngày 05/12/2022, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhận được Đơn kiến nghị, phản ánh ngày 09/11/2022 về việc bỏ quy định bắt buộc Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy trên hệ thống Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trả lời như sau:

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Trong quá trình xin ý kiến cũng có một số ý kiến đề nghị xem xét bỏ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã có báo cáo giải trình Quốc hội.

Trong đó có nội dung về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 

Cơ sở pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và thực tế triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với xe máy như sau:

– Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô…; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:

+ Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

+Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;…

+ Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc…

– Hầu hết các nước đều áp dụng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy. Để bảo đảm thực hiện, nhiều quốc gia như (Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore…) đã có quy định việc tham gia giao thông khi không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là bất hợp pháp và có thể áp dụng hình phạt tù trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần.

– Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bao gồm cả ô tô, xe máy) được thực hiện tại Việt Nam đến nay đã được hơn 30 năm.

Hiện nay xe máy vẫn là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu và là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam (chiếm 63,48% nguyên nhân gây ra tai nạn).

Hiện nay, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) đang trong quá trình xây dựng Nghị định về bảo hiểm bắt buộc, căn cứ tình hình thực tiễn, ý kiến đề xuất của các bên liên quan, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) đã đề xuất Chính phủ sửa đổi một số quy định liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như: 

+ Bổ sung quy định giảm phí bảo hiểm;

+ Tăng tỷ lệ chi hỗ trợ nhân đạo từ 25% lên 30%;

+ Thu hẹp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

+ Tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ bồi thường bảo hiểm;

+ Bổ sung quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ghi âm các cuộc gọi đến đường dây nóng để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với mô tô, xe gắn máy.

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quyết định bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc từ khi nào năm 2023?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Không có bảo hiểm xe máy bị phạt thế nào?

Theo điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tài xế khi điều khiển phương tiện phải mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Do đó, khi tham gia giao thông bằng xe máy thì người điều khiển phương tiện phải có giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy (bảo hiểm xe máy) bắt buộc.
Nếu không mua bảo hiểm xe máy bắt buộc hoặc có mua nhưng quên không đem theo mà bị CSGT bất chợt gọi vào kiểm tra hành chính theo chuyên đề thì người tham gia giao thông bằng xe máy chắc chắn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Bảo hiểm xe máy bắt buộc bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy bắt buộc (bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe máy) được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC. Mức phí bảo hiểm xe máy tùy theo từng phương tiện như sau (chưa bao gồm 10% VAT):
– Xe máy dưới 50cc, xe máy điện là 55.000 đồng;
– Xe máy trên 50cc là 60.000 đồng;
– Các loại xe gắn máy còn lại: 290.000 đồng.

4/5 - (2 bình chọn)

You may also like