Tai nạn giao thông hai bên tự hòa giải xử lý thế nào?

by Thanh Thủy
Tai nạn giao thông hai bên tự hòa giải

Khi mọi người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông thì việc va chạm dẫn đến tai nạn giao thông là điều không mong muốn nhưng vẫn khó tránh khỏi. Có những trường hợp các bên chỉ bị xây xước nhẹ những cũng có rất nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Vậy nên pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định cụ thể về việc giải quyết tai nạn giao thông. Vậy thì “Tai nạn giao thông hai bên tự hòa giải” ra sao?. Hãy cùng CSGT tìm hiểu ngay nhé.

Thủ tục giải quyết một vụ tai nạn giao thông

Để một vụ tai nạn giao thông được giải quyết thì không phải ai cũng có quyền giải quyết vụ việc mà thay vào đó thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thực hiện giải quyết vụ việc theo đúng các bước trong quy trình đã được quy định rõ ràng và cụ thể như sau:

Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:

– Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị:

+ Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính);

+ Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông;

+ Lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);

+ Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

– Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

– Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

– Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.

Lưu ý: Đối với vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, những hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền

Tai nạn giao thông hai bên tự hòa giải

Tai nạn giao thông hai bên tự hòa giải như thế nào?

Khi không may các bên tham gia giao thông bị xảy ra tai nạn giao thông thì trước khi áp dụng biện pháp giải quyết theo quy định th pháp luật nước ta luôn ưu tiên và khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau. Theo đó thì chỉ khi nào các bên không tự thỏa thuận được và quyền lợi của các bên bị xâm phạm thì sẽ áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác.

Khi xảy ra tai nạn giao thông có thể sẽ dẫn đến thiệt hại về tài sản và tính mạng. Khi đó, bên nào gây ra thiệt hại sẽ phải chịu bồi thường cho phía còn lại. Các loại thiệt hại được bồi thường khi hòa giải như sau:

Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể bao gồm:

Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng.

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút.

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Các thiệt hại khác do luật quy định.

Thứ hai, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, trong đó bao gồm:

Chi phí hợp lý chi cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Thiệt hại khác do luật quy định

Thứ ba, thiệt hại về tính mạng, cụ thể bao gồm:

Thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm

Chi phí hợp lý chi cho việc mai táng;

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể dẫn tới tổn hại về danh dự và nhân phẩm. Nếu trường hợp tai nạn gây ra các tổn thất trên, hai bên hoàn toàn có thể tự tiến hành thủ tục hòa giải tai nạn giao thông.

Nguyên tắc khi tiến hành bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay tình trạng tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng cả về số lượng vụ tai nạn và cả về thiệt hại về sức khỏe hay tài sản. Trong một số trường hợp như việc tai nạn giao thông nhẹ thay do ý chí của các bên thì họ hoàn toàn có thể tự thương lượng, hoà giải về việc đền bù thiệt hại.

Tại Điều 584, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông xảy ra như sau:

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, việc xảy ra tai nạn giao thông là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác và trên thực tế, phải bồi thường dựa trên những nguyên tắc:

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Tai nạn giao thông hai bên tự hòa giải”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được quy định như thế nào?

Việc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ mà có phát hiện dấu hiệu tội phạm thì cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA như sau:
– Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra.
– Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:
+ Một số tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;
+ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
+ Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);
+ Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);
+ Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông gồm: Biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện; Biên bản ghi lời khai người bị nạn; Biên bản ghi lời khai người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông; Biên bản ghi lời khai người làm chứng, người biết việc;
+ Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn, Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
+ Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
+ Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án.

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thế nào khi không muốn làm thủ tục hòa giải tai nạn giao thông?

Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Khi khởi kiện hành vi gây thương tích, tổn hại sức khỏe do tai nạn giao thông, anh và gia đình có thể nộp đơn lên Tòa án địa phương để được giải quyết. Việc khởi kiện là được phép nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân. Để tiến hành thủ tục ra tòa, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại khi gặp tai nạn giao thông; Bản sao đã công chứng các giấy tờ bao gồm CCCD, sổ hộ khẩu,…; Các giấy tờ là minh chứng thiệt hại (giám định sức khỏe, giấy nhập viện, ra viện,..) ;Các minh chứng lỗi của người vi phạm để làm căn cứ cho Tòa án; Các văn bản, giấy tờ liên quan khác
Sau khi hoàn tất hồ sơ, nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú để được giải quyết. Tòa án sẽ xem xét các hồ sơ liên quan và đánh giá tình huống, từ đó mở phiên tòa và quyết định mức bồi thường cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like