Cho mượn xe bị công an bắt phải làm sao?

by Thanh Thủy
Cho mượn xe bị công an bắt

Câu hỏi: Hôm kia tôi có cho bạn tôi mượn xe để đi có việc, bạn tôi lúc tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và có bị cảnh sát giao thông giữ lại và lập biên bản vi phạm. Do bạn tôi không trình được giấy tờ xe và bằng lái xe nên xe của tôi đã bị giữ lại và có quyết định xử phạt. Bạn tôi bây giờ không chịu đi nộp phạt thì trường hợp “Cho mượn xe bị công an bắt thì ai là người nộp phạt?” và tôi có phải nộp phạt thay hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Quy định về trách nhiệm của chủ xe khi cho người khác mượn xe

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì xe cộ là phương tiện mà chủ sở hữu phải đăng ký quyền sở hữu với cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý các phương tiện này cũng như tình hình tham gia giao thông tại địa phương đó. Tuy nhiên khôgn khó để bắt gặp các trường hợp cho người khác mượn xe của mình.

Pháp luật quy định về trách nhiệm của chủ xe khi cho người khác mượn xe như sau:

Theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 do Chính phủ ban hành, sẽ phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy; xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

Như vậy, đối chiếu với Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cho người khác mượn xe thuộc một trong những trường hợp sau thì chủ xe cũng phải liên đới chịu trách nhiệm:

– Cho người khác mượn xe không đủ độ tuổi như sau:

+ Đủ 16 tuổi trở lên với lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

+ Đủ 18 tuổi trở lên với mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

+ Đủ 21 tuổi trở lên với xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

+ Đủ 24 tuổi trở lên với xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

+ Đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

+ Quá 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam đối với người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.

– Cho người khác mượn xe không đủ sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT (người bị cụt 01 tay hoặc 01 chân; sử dụng ma túy; sử dụng rượu,bia…)

– Người mượn xe không có Giấy phép lái xe (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.

Cho mượn xe bị công an bắt

Mượn xe người khác tham gia giao thông có vi phạm pháp luật không?

Khi chủ xe đã đăng ký sở hữ đối với xe tại cơ quan quản lý có thẩm quyền thì họ hoàn toàn có các quyền về tài sản với chiếc xe đó như sử dụng, mua bán hay tặng cho người khác và cho người khác mượn xe để tham gia giao thông. Vậy thì trường hợp mượn xe người khác tham gia giao thông có vi phạm pháp luật không?.

Căn cứ tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Như vậy, mượn xe tham gia giao thông nhưng bạn phải đủ tuổi, sức khỏe, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Căn cứ tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”

Nếu chủ xe cho mượn xe mà người lái xe không đáp ứng được các điều khoản nêu trên mà vẫn tham gia giao thông là trái với quy định của pháp luật và có thể sẽ bị xử phạt.

Cho mượn xe bị công an bắt thì ai là người nộp phạt?

Như đã phân tích ở trên thì chủ xe hoàn toàn có thể cho người khác mượn xe đối với các trường hợp đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên khi những người mượn xe này tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông thì có một vấn đề mà nhiều người cùng thắc mắc đó là cho mượn xe bị công an bắt thì ai là người nộp phạt?.

Căn cứ Khoản 2 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau: 

“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
 

2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện.”

Theo quy định trên thì người mượn xe là người vi phạm giao thông nhưng không phải là chủ phương tiện. Do đó, trong trường hợp này; cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản xử phạt vi phạm với chủ phương tiệ.

Còn người mượn xe phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ xe. Trong trường hợp này, chủ xe sẽ không phải đi cùng người mượn xe lên nộp phạt.

Trường hợp phạt nguội:

Căn cứ vào khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt

8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm

a) Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện;

b) Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.”

Nếu chủ phương tiện không phối hợp với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc chủ phương tiện không xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì chủ phương tiện sẽ phải nộp phạt thay.

– Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân: Xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện;

– Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức: Xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép;

Như vậy, khi xe của bạn cho mượn mà vô tình bạn phải nhận quyết định xử phạt, bạn phải đến cơ quan chức năng để phối hợp điều tra tìm ra được đối tượng điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên. Nếu bạn không hợp tác với cơ quan điều tra, không tìm được đối tượng thực hiện hành vi hoặc không chứng minh được bạn không phải là người điều khiển phương tiện thì bạn sẽ phải là người nộp phạt thay.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề Cho mượn xe bị công an bắt” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất ông bà để lại. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Cho mượn xe gây tai nạn ai chịu trách nhiệm?

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới việc gây tai nạn giao thông đó là do lỗi của người điều khiển hoặc do lỗi kỹ thuật của xe.
Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện:
Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định.
Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn.
Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện:
Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường.Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ sở hữu xe trong trường hợp nào?

Chủ sở hữu xe vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi cố ý giao xe cho những người không đủ điều kiện để sử dụng xe, tội này được quy định cụ thể tại khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
– Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like