Tại sao xe máy không được đi đường cao tốc?

by Sao Mai
Tại sao xe máy không được đi đường cao tốc?

Hiện nay, việc xe máy đi nhầm vào đường cao tốc đang diễn ra ngày càng nhiều. Bởi vì đa số người dân vẫn chưa biết được xe máy; có được chạy trên đường cao tốc hay không? Vậy, xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Cùng CSGT tìm hiểu vấn đề liên quan đến “Tại sao xe máy không được đi đường cao tốc?” qua bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Các loại xe nào không được đi vào đường cao tốc?

Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác.

Đặc biệt, đường cao tốc được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định (khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).  Ở nước ta hiện nay có rất nhiều đường cao tốc, tùy vào từng loại đường mà tốc độ di chuyển khác nhau, có nơi quy định tốc độ thấp nhất 80km/h – cao nhất 100km/h, có nơi quy định 100km/h – 120km/h.

Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:

– Người đi bộ;

– Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);

– Xe gắn máy, xe mô tô;

– Máy kéo;

– Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.

Như vậy, đường cao tốc không được đi xe máy, trừ trường hợp xe máy làm nhiệm vụ quản lý và bảo trì đường cao tốc.

Quy tắc tham gia giao thông trên đường cao tốc được quy định như thế nào?

Tại Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định chi tiết về các quy tắc tham gia giao thông trên đường cao tốc, bao gồm:

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

– Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.

– Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.

– Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.

– Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Tại sao xe máy không được đi đường cao tốc?
Tại sao xe máy không được đi đường cao tốc?

Mức xử phạt với lỗi đi vào đường cao tốc của một số loại xe quy định như thế nào?

Dưới đây là mức phạt với những trường hợp đi vào đường cao tốc theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

Quy định như sau:

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyện dùng có thiết kế nhỏ hơn 70km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Tại sao xe máy không được đi đường cao tốc?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mức xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ; Những quy định xe máy chở quá số người theo quy định; Mức phạt lỗi đi ngược chiều gây tai nạn; Đối với các thủ tục dân sự chủ yếu về Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, chia thừa kế nhà đất, tranh chấp thừa kế đất đai, chia thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Dừng xe ở lòng lề đường trái quy định xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Người lái xe máy chở từ 3 người trở lên gây tại nạn giao thông có bị tịch thu giấy phép lái xe không? Nếu có thời gian là bao lâu?

Căn cứ điểm c Khoản 10 Điều 6 trong trường hợp này người lái xe sẽ bị tước bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng và bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe máy đi vào đường cao tốc như thế nào?

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment