Tham gia giao thông đường bộ có phải xét nghiệm Covid-19?

by Nhu Hương
Tham gia giao thông đường bộ có phải xét nghiệm Covid-19?

Chào Luật sư! Tình hình dịch Covid-19 đỡ căng thẳng nên tôi dự định từ Hà Nội về quê. Tôi cũng đã tiêm vắc-xin và xét nghiệm rồi. Tuy nhiên, tôi thấy một số người bạn của tôi khi về quê phải xét nghiệm Covid nhiều lần mặc dù chúng tôi không hề ở trong vùng dịch. Vậy hiện tại tôi muốn về quê bằng xe khách thì có bắt buộc phải xét nghiệm không? Tham gia giao thông đường bộ có phải xét nghiệm Covid-19? Hy vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư. Chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Giao thông đường bộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường bộ được hiểu như sau:

“Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.

Trong đó, các loại đường đường theo Điều 3 được định nghĩa gồm:

  • Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
  • Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
  • Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
  • Đường nhánh là đường nối vào đường chính.
  • Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
  • Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại – dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
F0 trong cộng đồng đang tăng mạnh tại quận 8, quận 3, quận 1, Bình Tân, Tân  Phú

Hành khách tham gia giao thông đường bộ có phải xét nghiệm?

Theo Quyết định số 10906/QĐ-BGTVT, từ ngày 17/10/2021, người dân khi tham gia các phương tiện giao thông (trừ hàng không; đường sắt) chỉ phải xét nghiệm khi có các biểu hiện triệu chứng sốt; ho; mệt mỏi…và đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng(phong toả); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn

Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ, hành khách chỉ phải xét nghiệm khi có biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi,…

Hành khách tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện gì?

Khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tuân thủ “Thông điệp 5K”;
  • Khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; 
  • Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
  • Xét nghiệm y tế trong các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt; ho; mệt mỏi; đau họng; mất vị giác và khứu giác; khó thở…;

Người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 có phải xét nghiệm không?

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: 

  • Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; 
  • Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
  • Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

Giải quyết vấn đề

Như vậy, theo Quyết định số 10906/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải, hành khách khi tham gia giao thông đường bộ chỉ phải xét nghiệm Covid-19 khi có các dấu hiệu như sốt; ho; mệt mỏi; đau họng; mất vị giác và khứu giác; khó thở…;

Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính như thế nào?

Theo quy định tại điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 105/2014/TT-BTC quy định về cách tính số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông như sau:

Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

Như vậy số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tham gia giao thông đường bộ có phải xét nghiệm Covid-19?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 nơi công cộng bị phạt thế nào?

Việc không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Quy tắc 5K là gì?

Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment