Theo quy định Đi xe biển xanh có bị phạt không?

by Thanh v
Theo quy định đi xe biển xanh có bị phạt?

Hiện nay khi tham gia giao thông, các phương tiện giao thông được chia làm nhiều loại khác nhau với từng mục đích sử dụng. Việc phân biệt mục đích sử dụng của các loại phương tiện đó dễ dàng được nhận biết thông qua màu của biển số xe. Ở nước ta hiện nay biển số xe có 4 loại màu, tương ứng với sự quản lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân riêng. Biển số xe màu trắng cũng là loại biển thông dụng nhất do cá nhân người dân sử dụng; biển số xe màu vàng là loại xe được doanh nghiệp sử dụng; biển số xe màu xanh do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý; biển số xe màu đỏ do các cá nhân, đơn vị trong lực lượng quân đội sử dụng.

Đồng thời có thể thấy được trong 4 loại biển số xe thì những xe có biển số xe màu xanh và đỏ là những xe sẽ có những quyền ưu tiên hơn so với các xe khác. Vậy theo quy định đi xe biển xanh có bị phạt không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe biển xanh được sử dụng bởi tổ chức nào?

Nhắc đến xe biển xanh mọi người đều nghĩ đến đó là phương tiện luôn được ưu tiên hơn so với các phương tiện khác khi tham gia hoạt động giao thông đường bộ. Vậy mục đích sử dụng của các phương tiện có gắn biển xanh là gì và do ai trực tiếp sử dụng?

Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó tại khoản 6 Điều 25 có quy định về biển số xe như sau:

Điều 25. Quy định về biển số xe

….

6. Biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước:

a) Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước;

b) Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh;

c) Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp cổ phần của công an, quân đội), Ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xe của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, xe của Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập, xe của cá nhân;

d) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, cấp cho xe của khu kinh tế – thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ;

đ) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;

e) Một số trường hợp có ký hiệu sêri riêng:

Biển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe của doanh nghiệp quân đội, theo đề nghị của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng.

Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.

Biển số có ký hiệu “DA” cấp cho xe của các Ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư.

Biển số có ký hiệu “R” cấp cho rơ moóc, sơmi rơmoóc.

Biển số có ký hiệu “T” cấp cho xe đăng ký tạm thời.

Biển số có ký hiệu “MK” cấp cho máy kéo.

Biển số có ký hiệu “MĐ” cấp cho xe máy điện.

Biển số có ký hiệu “TĐ” cấp cho xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm.

Biển số cố ký hiệu “HC” cấp cho xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế.

Xe có kết cấu tương tự loại xe nào thì cấp biển số đăng ký của loại xe đó.

Như vậy theo quy định trên thì xe biển xanh là xe do các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước sử dụng.

Đi xe biển xanh có bị phạt không?

Theo quy định đi xe biển xanh có bị phạt?
Theo quy định đi xe biển xanh có bị phạt?

Theo như câu hỏi trên có thể người thắc mắc đang thắc mắc một trong hai vấn đề có liên quan đến xe biển xanh.

Cá nhân, tổ chức không phải là cơ quan nhà nước khi đi xe biển xanh liệu có bị phạt?

Theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 25 thì xe biển xanh do do các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước sử dụng. Như vậy các cơ quan tổ chức khác ngoài cơ quan quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được sử dụng biển số xe màu này.

Trong trường hợp xe biển xanh không còn nằm trong nhu cầu sử dụng, các cơ quan, tổ chức nhà nước có thể thanh lý xe này. Đồng thời trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu vi phạm quy định trên sẽ bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Cụ thể:

+ Đối với xe máy:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

+ Đối với ô tô:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Xe biển xanh vi phạm luật giao thông có bị phạt?

Xe biển xanh trong khi đi làm nhiệm vụ là một trong những phương tiện được ưu tiên khi tham gia giao thông, điều này được cụ thể hóa tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ như sau:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Như vậy thì đối với các loại xe biển xanh do cơ quan nhà nước sử dụng, trong trường trường hợp đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp như xe cứu thương, cứu hỏa, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp liên quan đến an ninh – quốc phòng nếu vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, chuyển làn không đúng quy định,… thì có thể sẽ không bị phạt. Tuy nhiên bên cạnh đó nếu xe biển xanh đang lưu thông trên đường bộ mà không phải làm nhiệm vụ khẩn cấp nếu vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật như đối với các phương tiện khác.

Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt như thế nào?

Xe ưu tiên là những xe được quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008. Đây là những phương tiện khi tham gia giao thông trong lúc đang đi làm nhiệm vụ sẽ có những quyền ưu tiên hơn so với các phương tiện khác, đồng thời đòi hỏi các phương tiện phải nhường đường khi gặp tín hiệu khẩn cấp từ xe này.

Trường hợp các phương tiện khác khi tham gia giao thông nếu gặp các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ mà không nhường đường có thể bị phạt theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt cụ thể như sau:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự: Mức phạt cho hành vi này là từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

– Đối với xe máy và các loại xe tương tự: Mức phạt cho hành vi này là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Theo quy định đi xe biển xanh có bị phạt?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến soạn thảo Mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Cảnh sát giao thông có được yêu cầu dừng xe biển xanh hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì:
CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, CSGT được kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người, giấy tờ của người điều khiển phương tiện và người trên phương tiện đang kiểm soát. Đặc biệt là khi CSGT có quyền được yêu cầu dừng xe biển xanh và biển đỏ.

Có thể đổi biển xe máy từ biển xanh sang xe biển trắng không?

Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Thay đổi nền biển số xe máy có bị giam bằng lái hay không?

Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông, trong đó:
Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
….
Như vậy, căn cứ quy định trên thì đối với hành vi làm thay đổi màu sắc của nền biển số xe thì có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Bên cạnh đó, đối với hành vi này không có hình thức xử phạt bổ sung. Do đó, không bị tước GPLX.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment