Thứ tự xe được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau

by Anh Lan
Thứ tự xe được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau

Khi tham gia giao thông tại Việt Nam, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ đúng quy tắc về thứ tự xe được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau. Vậy thứ tự đó là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Thứ tự các loại xe ưu tiên, được nhường đường khi tham gia giao thông

Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những xe sau đây được xác định thuộc nhóm các loại xe ưu tiên khi tham gia giao thông, nghĩa là được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự như sau:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh; hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

Thứ tự các loại xe ưu tiên, được nhường đường khi tham gia giao thông.
Thứ tự các loại xe ưu tiên, được nhường đường khi tham gia giao thông.

Thứ tự xe được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau

Đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng; nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.

Để không bị xử phạt khi tham gia giao thông, lái xe phải tuân thủ thứ tự nhường đường tại nơi đường giao nhau theo đúng quy tắc giao thông. Cụ thể, Điều 24 và Điều 25 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt

Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt

1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu… phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn…, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Quy tắc “Nhất sớm Nhì tiên Tam đèn Tứ hướng”

Thứ tự các xe đi đúng giao thông được đúc kết thành quy tắc "Nhất sớm Nhì tiên Tam đèn Tứ hướng".
Quy tắc “Nhất sớm Nhì tiên Tam đèn Tứ hướng”

Khi tham gia giao thông tại Việt Nam, người điều khiển phương tiện nên ghi nhớ câu “Nhất sớm Nhì tiên Tam đèn Tứ hướng” để có thể đi đúng thứ tự các xe. Đây là quy tắc mà cánh tài xế đúc kết lại để chia sẻ với nhau. Theo đó, có thể giải thích ngắn gọn cho quy tắc này như sau:

  • Nhất sớm: có nghĩa là thứ tự các xe đi theo đúng quy tắc giao thông khi vào giao lộ sẽ được xác định: Phương tiện có bánh trước của xe đã đi qua làn vạch trắng dành cho người đi bộ có nghĩa là đã đi vào giao lộ và sẽ được ưu tiên đi trước.
  • Nhì tiên: Có nghĩa là các xe ưu tiên theo đúng quy định sẽ được nhường đường đi trước theo thứ tự: Xe chữa cháy => Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ => Xe cứu thương => Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh => Đoàn xe tang. Sau những loại phương tiện này mới tính đến các loại xe nằm trên đường ưu tiên theo quy định của Luật Giao thông.
  • Tam đèn: Sau khi tuân thủ 2 nguyên tắc phía trên, các chủ phương tiện tiếp tục di chuyển theo đúng tín hiệu đèn giao thông. Có nghĩa là đèn xanh thì xe được phép đi, đèn đỏ thì dừng lại.
  • Tứ hướng: Sau khi 3 yếu tố phía trên đã giải quyết xong, thì thứ tự xe đi theo đúng quy tắc sẽ là xe rẽ phải được đi đầu tiên, sau đó là xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ trái.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thứ tự xe được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt hành chính hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chủ xe có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô; và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm (điểm h Khoản 5 Điều 5).
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vi phạm (điểm đ Khoản 4 Điều 6).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vi phạm (điểm e Khoản 4 Điều 7).

Gặp ngã tư, xe nào được đi trước?

Tại nơi giao nhau có hiệu lệnh bằng đèn hoặc biển báo dừng, rất đơn giản cho tài xế, hãy làm theo chỉ dẫn. Xe nào vào ngã tư trước, xe đó được quyền đi trước. Nếu các xe đến ngã tư cùng một thời điểm thì nhường đường cho xe đi từ bên phải tới.

3.4/5 - (5 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment