Có được lùi xe trong hầm đi bộ không?

by Thanh v
Lùi xe khi nào thì bị xử phạt?

Hiện tại kinh tế phát triển, số lượng các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Qua đó đòi hỏi cần phải mở thêm các công trình giao thông để giảm thiểu tình trạng ùn tắc trên các tuyến đường giao thông. Đáp ứng nhu cầu đó, một loại hình công trình giao thông đường bộ mới ra đời, đó là hầm đi bộ.

Tuy nhiên do việc lưu thông trong những đoạn đường hầm như vậy là khá đặc thù, người dân hiện nay vẫn chưa phải thường xuyên đi trên những đoạn đường như thế dẫn đến việc thiếu kiến thức về luật cũng như kinh nghiệm khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ.

Do vậy, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến những quy định dành cho người tham gia giao thông khi lưu thông trong hầm đi bộ, đó là ” Có được lùi xe trong hầm đi bộ không? “.  Hãy theo dõi bài viết sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn!

Căn cứ pháp lý

Có được lùi xe trong hầm đi bộ không?

Căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 về các quy tắc ứng xử khi tham gia hoạt động giao thông vận tải đường bộ. Theo điều 27 của luật này quy định quy tắc ứng xử của các phương tiện khi tham gia hoạt động giao thông trong hầm đường bộ, cụ thể:

Điều 27: Giao thông trong hầm đường bộ

Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;

2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định

Đồng thời căn cứ vào điều 16 của Luật giao thông đường bộ quy định về quy cách lùi xe của các phương tiện khi tham gia giao thông, cụ thể như sau:

Điều 16. Lùi xe

1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. 2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

Theo đó, nếu vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 1000.000 đồng đến 2000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ và đường sắt, cụ thể:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Bên cạnh đó, hành vi lùi xe trong hầm đi bộ nếu gây ra tại nạn có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng

Như vậy, đối với hành vi lùi xe trong hầm đi bộ, tuỳ theo trường hợp, tính chất cũng như mức độ của nó có thể bị xử lý vi phạm hành chính cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành

Lùi xe khi nào thì bị xử phạt?

Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ và đường sắt thì hành vi lùi xe khi tham gia hoạt động giao thông thông đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo từng mức độ của từng loại xe, cụ thể: theo điểm o khoản 3, điểm i khoản 4 điều 5 đối với xe ô tô và các loại xe tương tự, điểm e khoản 1 điều 6 đối với xe mô tô, điểm b khoản 2, điểm a khoản 5 , điểm a khoản 8 điều 7

Đối với ô tô và các loại xe tường tự ô tô

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

….

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

….

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lùi xe trên đường cao tốc; đi ngược chiều trên đường cao tốc;

Như vậy hoạt động lùi xe không đúng quy định có thể bọ xử phạt theo quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ” Có được lùi xe trong hầm đi bộ không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Rải đinh ra đường có bị xử phạt không?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi rải đinh ra đường có thể bị phạt từ 6000.000 đến 8000.000 đồng, cụ thể:
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;

Phơi thóc, lúa trên đường có bị sao không?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi này có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 đồng
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Bán hàng hoá tại lòng đường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 2000.000 đến 6000.000 đồng, cụ thể:
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment