Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định

by Quang Mạnh
Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định

Ở Việt Nam, xe máy là phương tiện dùng để di chuyển rất phổ biến; vì tính thuận tiện và linh hoạt so với hệ thống giao thông tại Việt Nam; tuy nhiên để lái xe một cách an toàn thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn khi tham gia giao thông; Đặc biệt phải chạy đúng tốc độ cho phép của xe máy theo quy định; Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về quy định tốc độ cho phép dành cho xe máy.

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về tốc độ cho phép của xe máy theo quy định qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tốc độ cho phép của xe máy khi tham gia giao thông

Xe máy được hiểu là xe cơ giới hai bánh; di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên; và có tải trọng bản thân xe không quá 400 kg.

Khu đông dân cư có thể hiểu là; đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố; nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là nội đô thị); và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường; có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư.

Khu vực ngoài khu đông dân cư là khu vực không thuộc khu đông dân cư; có thể nhận biết bằng biển báo 421 nếu từ trong khu đông dân cư đi ra; Biển 421 có nền màu xanh lam, hình vẽ các tòa nhà màu trắng; và có vạch kẻ đỏ từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải.

Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định
Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định

Tốc độ cho phép của xe máy trong khu đông dân cư

Khoản 2 Điều 3 TT 31/2019/TT-BGTVT quy định: Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến tại Việt nam. Ở mỗi đoạn đường khác nhau thì tốc độ cho phép của xe máy lưu thông cũng quy định khác nhau.

Tại điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT; Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới; xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ như sau:

  • Xe cơ giới đường bộ khi di chuyển tại đường đôi đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; tốc độ tối đa cho phép là 60km/h
  • Xe cơ giới đường bộ khi di chuyển tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới; tốc độ tối đa cho phép là 50km/h

Tốc độ cho phép của xe máy ngoài khu vực đông dân cư

Việc tốc độ di chuyển của xe máy tại khu vực ngoài khu dân cư; sẽ khác so với việc di chuyển trong khu vực dân cư; Tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT; Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về tốc độ di chuyển của xe máy tại khu vực ngoài dân cư như sau:

  • Xe máy di chuyển trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ cho phép di chuyển là 70km/h.
  • Xe máy di chuyển trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới thì tốc độ cho phép di chuyển là 60km/h.

Lưu ý đối với tốc độ cho phép của xe máy quy định tại trong và ngoài khu vực đông dân cư trên; không áp dụng với đường cao tốc.

Đối với xe máy di chuyển trên đường cao tốc. Tốc độ tối đa cho phép di chuyển không vượt quá 120km/h; Ngoài ra người điều khiển xe máy phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe khi di chuyển trên đường cao tốc. (Điều 9 TT31/2019/TT-BGTVT)

Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định
Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định

Mức xử phạt khi điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép

Quy định đặt ra tốc độ tối đa đối với từng khu vực yêu cầu người điều khiển xe máy phải nghiêm túc tuân thủ; đối với các hành vi chạy nhanh vượt quá tốc độ cho phép; hành vi này tiềm tàng gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác; theo quy định sẽ phải bị xử phạt.

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định, theo đó:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
  • Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra người điều khiển còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước bằng lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Trường hợp người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà gây tai nạn; thì người điều khiển xe máy có thể phải bồi thường thiệt hại của hành vi mình gây ra nếu có yêu câu của người bị thiệt hại theo quy định tại Bô luật dân sự 2015

Trường hợp gây tai nạn đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 thì người điều khiển phương tiện có thể chịu hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tốc độ cho phép của xe máy theo quy định“. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để an toàn khi tham gia giao thông

Nếu bạn có thắc mắc về thủ tục pháp lý hãy liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Tốc độ tối đa là gì?

Tốc độ tối đa có thể hiểu là tốc độ cao nhất mà người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông được phép di chuyển, nếu vượt quá thì có thể sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Chạy thấp hơn quy định tốc độ xe máy cho phép có bị phạt không?

Nếu tại đoạn đường có biển báo quy định tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa cho phép, thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ biển báo, nếu chạy chậm hoặc nhanh hơn thì có thể bị xử phạt lên tới 1.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment