Va chạm giao thông có bị phạt không?

by Hương Giang
Va chạm giao thông có bị phạt không

Tình hình tham gia giao thông ngày càng trở nên đông đúc, phức tạp do dân số trong xã hội không ngừng gia tăng. Do đó, trong quá trình tham gia lưu thông trên đường thì người dân cần phải đặc biệt lưu ý đảm bảo các quy tắc an toàn giao thông. Vậy liệu trong trường hợp không may xảy ra va chạm giao thông có bị phạt không? Quy định về trách nhiệm bồi thường khi xảy ra va chạm giao thông hiện nay như thế nào? Va chạm xe nhưng không xảy ra thiệt hại giải quyết thế nào? Mời độc giả hãy cùng theo dõi nội dung tư vấn của CSGT qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về trách nhiệm bồi thường khi xảy ra va chạm giao thông hiện nay

Dân cư ngày càng đông đúc dẫn đến nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông ngày càng cao. Tai nạn giao thông gây nên nhiều hậu quả nặng nề về người và của, chính vì vậy mà người gây ra tai nạn phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân khi xảy ra va chạm. Vậy pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường khi xảy ra va chạm giao thông hiện nay như thế nào, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về bồi thường thiệt hại. Theo đó, cá nhân có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác dẫn tới thiệt hại sẽ phải thực hiện bồi thường.

Tuy nhiên, cá nhân sẽ không phải bồi thường nếu có lý do bất khả kháng hoặc lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc Luật có quy định khác. Bên cạnh đó, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, trong trường hợp va chạm do nhiều người cùng gây ra, mức bồi thường thiệt hại được căn cứ tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, những người cùng gây ra va chạm phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Đồng thời, trách nhiệm bồi thường của từng cá nhân gây thiệt hại được xác định tương ứng với lỗi vi phạm. Nếu không xác định được mức độ lỗi, các cá nhân phải chịu mức bồi thường thiệt hại bằng nhau.

Để có thể xác định trách nhiệm bồi thường, cơ quan có thẩm quyền cần xác định đầy đủ 4 yếu tố, cụ thể:

  • Có thiệt hại thực tế.
  • Có hành vi trái pháp luật của các cá nhân bị va chạm dẫn tới thiệt hại.
  • Có lỗi của người có hành vi, trừ trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc lỗi do các nguyên nhân khách quan dẫn tới nguy hiểm như xe máy, ô tô bị mất phanh hoặc hỏng hóc gây tai nạn…. Lúc này, chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải thực hiện bồi thường.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra do va chạm. 

Trong trường hợp người bị hại có căn cứ chứng minh cá nhân tuân thủ đúng Luật giao thông bao gồm đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm, đi chậm,… sẽ được xác định là không phải tác nhân gây ra va chạm và không phải bồi thường. 

Va chạm giao thông có bị phạt không?

Trong cuộc sống, tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn diễn ra vì những hậu quả nghiêm trọng của chúng. Khi chẳng may xảy ra va chạm giao thông với người khác, cơ quan chức năng chẳng hạn như lực lượng công an giao thông, điều tra viên,… sẽ đứng ra xác minh và xử lý. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, va chạm giao thông có bị phạt không, chúng tôi sẽ làm rõ qua nội dung sau:

Thứ nhất, về mức phạt lỗi để xảy ra va chạm giao thông khi đi xe máy:

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

Như vậy theo quy định trên thì mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô với lỗi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. 

Thứ hai, mức phạt lỗi gây ra tai nạn giao thông khi đi xe máy:

Căn cứ theo quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

‘”3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều này;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;

không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;“.

Theo quy định trên đối với người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thì tùy từng trường hợp cụ thể nêu trên mà có mức phạt khác nhau. 

Như vậy lỗi để xảy ra va chạm có mức phạt thấp hơn và lỗi gây ra tai nạn giao thông. Bên cạnh đó đối với lỗi gây ra tai nạn giao thông thì có nhiều trường hợp; do đó cần xác định từng trường hợp cụ thể và mức độ vi phạm để áp dụng mức phạt theo quy định.

Va chạm giao thông có bị phạt không
Va chạm giao thông có bị phạt không

Va chạm xe nhưng không xảy ra thiệt hại giải quyết thế nào?

Để hạn chế các vụ va chạm xe cộ trên đường, pháp luật nước ta đã đề ra các nguyên tắc cụ thể khi người dân tham gia giao thông. Thực tế có không ít trường hợp người dân va chạm xe của mình với người khác nhưng may mắn không thiệt hại xảy ra. Vậy trong trường hợp va chạm xe nhưng không xảy ra thiệt hại thì cơ quan nhà nước giải quyết thế nào, quý độc giả hãy cùng theo dõi nhé:

Tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
    Như vậy, nếu cháu anh không gây thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. Bên kia muốn yêu cầu bồi thường thì phải chứng minh thiệt thực tế do va chạm giao thông.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Va chạm giao thông có bị phạt không?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiệ, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Va chạm tại ngã tư, xe nào có lỗi?

Căn cứ theo Điều 264 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi và bổ sung 2017) và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp chủ sở hữu biết người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng vẫn cho mượn xe thì chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có tai nạn xảy ra. Theo đó, chủ sở hữu xe có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tiền từ 10.000.000 – 50.000.000 đồng.

Xử phạt đối với ô tô vi phạm quy tắc giao thông về nhường đường tại nơi giao nhau là bao nhiêu? 

Nếu bạn vi phạm bị phạt xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Về vấn đề bồi thường thiệt hại thì đầu tiên cần xác định được lỗi của bên nào hay cả hai bên cùng có lỗi. Sau đó, hai bên tự thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like