Vượt quá tốc độ dồn tàu cho phép bị xử lý thế nào?

by Anh Lan
Vượt quá tốc độ dồn tàu cho phép bị xử lý thế nào?

Để đảm bảo an toàn trong giao thông đường sắt, pháp luật Việt Nam đặt ra hàng loạt các quy tắc yêu cầu các chủ thể liên quan phải tuân theo. Trong đó có quy định về tốc độ dồn tàu. Vậy trường hợp Vượt quá tốc độ dồn tàu cho phép bị xử lý thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để trả lời câu hỏi này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Vượt quá tốc độ dồn tàu cho phép bị xử lý thế nào?

Tại điểm b) Khoản 1 Điều 41 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt đối với hành vi “Vượt quá tốc độ dồn cho phép” như sau:

Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về dồn tàu

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của người chỉ huy dồn cho phép;

b) Vượt quá tốc độ dồn cho phép;

c) Dồn phóng, thả trôi từ dốc gù toa xe có ghi “cấm phóng”, toa xe khác theo quy định không được dồn phóng hoặc tại ga có quy định cấm dồn phóng;

d) Dồn phóng vào đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang xếp, dỡ hàng; dồn phóng vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được chiếu sáng đầy đủ hoặc khi có sương mù, mưa to, gió lớn;

đ) Để toa xe ngoài mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định;

e) Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh của người có thẩm quyền;

g) Đặt chèn trên đường sắt tại các vị trí cấm đặt chèn;

h) Tiến hành dồn khi các toa xe trong đoàn dồn chưa treo hàm nối ống mềm vào chỗ quy định;

i) Để toa xe chưa dồn trên đường ga, đường nhánh trong khu gian, đường dùng riêng mà không nối liền với nhau, không siết chặt hãm tay ở hai đầu đoàn xe, không chèn chắc chắn.

Như vậy, căn cứ quy định trên, trường hợp lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe vượt quá tốc độ dồn cho phép sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định bị phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt. Theo đó, tại điểm b) Khoản 1 Điều 44 có quy định xử phạt tiền đối với hành vi “Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định”, cụ thể như sau:

Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định bị phạt không?
Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định bị phạt không?

Điều 44. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp;

b) Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định.

Như vậy, căn cứ quy định trên, trường hợp nhân viên lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Trực ban chạy tàu ga, gác đường ngang, gác cầu chung không ghi chép đầy đủ thông tin về giờ tàu chạy qua ga, chắn, cầu chung theo quy định bị phạt thế nào?

Tại điểm b) Khoản 1 Điều 43 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 43. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đón, gửi tàu

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trực ban chạy tàu ga, gác ghi, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm; tuần cầu, tuần đường, tuần hầm không đón, tiễn tàu hoặc tác nghiệp đón; tiễn tàu không đúng quy định trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3; khoản 4 Điều này;

b) Trực ban chạy tàu ga không ghi chép đầy đủ các mẫu điện tín;

c) Trực ban chạy tàu ga, gác đường ngang, gác cầu chung không ghi chép đầy đủ thông tin về giờ tàu chạy qua ga, chắn, cầu chung theo quy định.

Như vậy, căn cứ quy định trên, trường hợp nhân viên trực ban chạy tàu ga không ghi chép đầy đủ các mẫu điện tín sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vượt quá tốc độ dồn tàu cho phép bị xử lý thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp bị phạt thế nào?

Điều 44 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt như sau:
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp;

Các hành vi cản trở giao thông đường sắt

Căn cứ quy định tại điều 268 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; các hành vi cản trở giao thông đường sắt bao gồm:
Đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang; xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu; mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định; hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo; phương tiện không được phép chạy trên đường sắt; hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt; hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt; gây thiệt hại.

Vận tải đường sắt là gì?

Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển, vận tải hành khách; và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế; để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment