Xe cứu hộ giao thông có được ưu tiên không?

by Quỳnh Tran
Xe cứu hộ giao thông có được ưu tiên không?

Hiện nay giao thông là một lĩnh vực phổ biến và quan trọng mà hầu hết mọi người dân đều tham gia, và khi nhắc đến lĩnh vực giao thông không thể không nói đến các phương tiện tham gia giao thông. Pháp luật nước ta đã có những quy định về các phương tiện khi tham gia lưu thông trên đường, đặc biệt sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày 18/3 trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tai nạn giữa xe khách đấu đầu xe cứu hỏa chạy ngược chiều, dư luận muốn làm rõ quyền ưu tiên của các loại xe. Vậy chi tiết quy định về việc xe cứu hộ giao thông có được ưu tiên không? Quy định về các lọi xe khi tham gia giao thông như thế nào? Hãy cùng CSGT tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Các loại xe ưu tiên khi tham gia giao thông

Xã hội ngày càng phát triển, cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển, khiến hoạt động tham gia giao thông của người dân có những sự phức tạp nhất định. Nếu trước đây, phương tiện giao thông mà người dân thường sử dụng là đi bộ, xe đạp và số lượng hạn chế xe máy; thì ngày nay, loại phương tiện đa dạng hơn với rất nhiều loại hình phương tiện khác nhau: Ô tô, xe máy, các loại xe cơ giới khác… Pháp luật có quy định về những loại xe được quyền ưu tiên là những loại xe theo điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Xe cứu hộ giao thông có được ưu tiên không?

Sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày 18/3 trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (đoạn qua Thường Tín, Hà Nội) giữa xe khách đấu đầu xe cứu hỏa chạy ngược chiều, dư luận muốn làm rõ quyền ưu tiên của các loại xe cứu hộ đến đâu khi tham gia giao thông, nhất là có được đi ngược chiều trên cao tốc.

Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho biết, Luật Giao thông đường bộ 2008 cho phép 5 loại xe ưu tiên được đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự, gồm: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.

Các xe có quyền ưu tiên này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

“Tuy nhiên, trên thực tế, tùy theo điều kiện nhiều tuyến đường, người điều khiển xe ưu tiên phải quan sát để lái xe đảm bảo an toàn giao thông. Không phải cứ có quyền ưu tiên, thì tự do chạy thế nào cũng được”, ông Nguyễn Văn Thạch cho hay.

Trong vụ tai nạn nghiêm trọng nêu trên, qua phân tích của cơ quan công an, xe khách chạy trên đường cao tốc với tốc độ tối đa 100 km/giờ, trong khi xe cứu hỏa ưu tiên đi từ đường nhánh ngược chiều ra cao tốc, nên rất khó xác định xe nào sai hay đúng. Nhưng rõ ràng, nguyên tắc xe đi từ đường nhánh ra mặc dù có quyền ưu tiên, nhưng trách nhiệm của lái xe cứu hỏa phải quan sát, nhất là đối với đường cao tốc đang có nhiều xe lưu thông tốc độ tối đa, khuất tầm nhìn, đường mưa trơn trượt, khó giảm tốc độ tránh.

Còn Đại tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT – Bộ Công an) khẳng định: Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ xe cứ hỏa khi làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên hàng đầu trong 5 loại xe ưu tiên. Xe cứu hỏa cũng không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều và các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

“Bất kỳ phương tiện, người tham gia giao thông nào đang lưu thông trên đường, khi phát hiện xe được quyền ưu tiên đều phải tuân thủ nghiêm luật, nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát vào đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe ưu tiên. Trường hợp vụ tai nạn ngày 18/3 nói trên nếu thấy có dấu hiệu cố tình vi phạm của xe khách, từ giấy phép lái xe, hạn kiểm định xe, việc chấp hành tốc độ… sẽ phải khởi tố”, đại tá Trần Sơn cho biết.

Về vấn đề này, ngày 22/3, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải) cũng cho biết, Bộ GTVT đang lấy ý kiến các bộ ngành và sẽ trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong năm 2018.

Xe cứu hộ giao thông có được ưu tiên không?

“Riêng quy định quyền ưu tiên của xe cứu hộ trên cao tốc, nội dung này đang gây tranh cãi và một số người đề nghị sửa, nên Bộ GTVT sẽ đưa ra lấy ý kiến thời gian tới. Hiện nay chưa thể đánh giá quy định cho xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc cần phải sửa hay không, vì bên cạnh ý kiến yêu cầu sửa thì cũng có nhận định nên giữ nguyên, chỉ cần bổ sung quy trình để đảm bảo cho phương tiện này hoạt động an toàn”, bà Nga nhận định.

Nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến, năm 2008, khi Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực thì nước ta chưa có tuyến cao tốc nào, nên các quy định chưa thể sát thực tế. Hiện nay, với sự phát triển nhanh của hạ tầng và phương tiện, đường cao tốc là xu thế tất yếu, nên việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ là cấp thiết.

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là gì?

Một trong những loại xe ưu tiên là xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp. Theo đó, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, theo đó:

– Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm:

+ Các xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn;

+ Xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố.

– Xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm: Các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân.

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.

– Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Xe cứu hộ giao thông có được ưu tiên không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Các loại xe được quyền ưu tiên có được phép đi quá tốc độ không?

Các loại xe ưu tiên (trừ xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi nhận được tín hiệu của xe được quyền ưu tiên thì người tham gia lưu thông cần phải làm gì?

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Xe máy có hành vi vi phạm không nhường đường cho xe có quyền ưu tiên thì ngoài phạt hành chính thì có hình phạt bổ sung không?

Câu trả lời là Có. Hình phạt bổ sung đó là tước GPLX từ 01 – 03 tháng; tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like