Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

by Thanh Thủy
Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không

Câu hỏi: Chào luật sư, con tôi năm nay lên lớp 10 và phải học khá xa nhà nên hai vợ chồng tôi đã mua một chiếc xe đạp điện để con tôi đi họ hàng ngày. Tuy nhiên hai vợ chồng tôi lại chưa hiểu rõ lắm về các quy định của pháp luật về xe đạp điện cũng như là có một thắc mắc là “Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không”?. Mong luật sư giải đáp.

Xe đạp điện là loại xe rất thông dụng và phổ biến hiện nay, với kết cấu nhỏ gọn và ía thành tiện lợi thì đây chính là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người hiện nay chưa nắm được các quy định về xe đạp điện. Sau đây mời các bạn hãy cùng CSGT tìm hiểu ngay nhé.

Quy định của pháp luật về xe đạp điện

Với sự phổ biến không ngừng của loại hình phương tiện tham gia giao thông là xe đạp điện thì để tạo ra hành lang pháp lý nhằm quản lý loại xe này thì pháp luật nước at đã đưa ra các quy định cụ thể về xe đạp điện trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kĩ thuật ban hành kèm Thông tư 39/2013/TT-BGTVT quy định khái niệm xe đạp điện như sau:

Xe đạp điện – Electric bicycles (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.

Xe được vận hành bằng động cơ điện một chiều sau đây gọi tắt là xe vận hành bằng động cơ điện.

Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều sau đây được gọi là Xe trợ lực điện.

Đồng thời tại điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:

e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Như vậy, có thể hiểu, xe đạp điện là dạng xe thô sơ hai bánh, có vận tốc không lớn hơn 25 km/h và có thể đạp được khi tắt máy xe.

Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Trong khi đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã làm rõ vấn đề này tại điểm e, khoản 1, Điều 3: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Tóm lại, xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ.

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về giới hạn độ tuổi được sử dụng xe máy điện và có mức xử phạt khi vi phạm chứ chưa có quy định cụ thể độ tuổi được phép sử dụng xe đạp điện.

Đồng thời, khi sử dụng xe đạp điện để tham gia giao thông cần chú ý để không bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không
xe_dap_diep_honda_a6_xebaonam

Yêu cầu kỹ thuật của xe đạp điện được quy định như sau:

Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện số hiệu 68:2013/BGTVT do Cục đăng kiểm Việt Nam xây dựng, Bộ khoa học và công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013. Quy chuẩn quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và phương pháp thử đối với xe đạp điện, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, lắp rắp, nhập khẩu, kiểm tra, thử nghiệm, quản lý và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.

Theo định nghĩa của Quy chuẩn, Xe đạp điện – electric bicycles là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.

Về yêu cầu kỹ thuật của xe đạp điệp cần đáp ứng các quy chuẩn cụ thể sau:

+ Về yêu cầu chung: xe và các bộ phận của xe phải phù hợp với tài liêu kỹ thuật và yêu cầu quy định; các cơ cấu cố định của xe phải được lắp chắc chắn đúng vị trí, không có sự va chậm hoặc cọ xát giữa cơ cấu chuyển động và cố định; các bộ phận của xe có thể tiếp xúc với người điều khiển hoặc người xung quanh không được có điểm nhọn, cạnh sắc; xe phải có đèn chiếu sáng phía trước, tấm phản quang phía sau, thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị hiển thị mức năng lượng điện; cọc lái (nếu có) phải được điều chỉnh số liệu theo quy chuẩn; cọc yên (nếu có) cũng phải được điều chỉnh theo số liệu đã được đề ra.

+ Về khối lượng bản thân của xe (bao gồm cả ắc quy) phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 40 cân;

+ Về động cơ điện của xe: Công suất động cơ của xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 250 W;

+ Về vận tốc lớn nhất của xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lơn hơn 25 km/h;

+ Về khả năng vận hành bằng cơ cấu đạp chân của xe: Khi vận hành bằng cơ cấu đạp chân, xe phải có khả năng đi được quãng đường 7 km trong thời gian không quá 30 phút;

+ Ngoài ra, còn có một số quy định về quãng đường đi được liên tục của xe không nhỏ hơn 45 km); tiêu hao năng lượng điện của xe phải phù hợp với công bố của nhà sản xuất trong tài liệu kỹ thuật; ác quy của xe ( tổng điện áp không được lớn hơn 48 V); hệ thống điện, bộ điều khiển, hệ thống phanh; vận hành trên đường của xe và các phương pháp thử đối với từng yêu cầu kỹ thuật.

Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Mũ bảo hiểm là vật dụng được sử dụng với mục đích nhằm bảo vệ phần đầu của người tham gia giao thông để chống lại sự va đập khi không may người điều khiển phương tiện giao thông bị ngã. Vậy nên việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng các phương tiện như xe máy, xe điện… là điều tất yếu.

Tại Điều 31 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Như vậy, theo quy định trên người điều khiển xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc. 

Theo  nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành thì những đối tượng sau đây đều phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đó là:

  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;
  • Những người điều khiển phương tiện xe đạp điện, xe máy điện;
  • Những người được chở trên xe máy, xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện; các loại xe tương tự xe mô tô – xe máy và xe máy điện – xe đạp điện.

Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm.

Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.

Xử phạt hành vi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Nhận thấy vai trò quan trọng của mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông thì Nhà nước ta đã đưa ra các quy định bắt buộc về việc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển những loại phương tiện giao thông nhất định. Những trường hợp không tuân thủ những quy định về đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

…”

Như vậy, khi đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm, bạn sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 600.000 đồng. Công an đã xử phạt con bạn như vậy là đúng theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không”. Ngoài ra, chúng tôi  có cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn pháp lý về download hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất … Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

Do đó, có thể thấy các dạng xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 thì người đủ 16 tuổi được phép lái.
Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, cần phải phân biệt rõ ràng giữa xe đạp điện và xe máy điện, xe đạp điện là loại xe thô sơ có vận tốc nhỏ hơn 25 km/h và xe máy điện là dạng xe gắn máy có vấn tốc nhỏ hơn 50 km/h.
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về giới hạn độ tuổi được sử dụng xe máy điện và có mức xử phạt khi vi phạm chứ chưa có quy định cụ thể độ tuổi được phép sử dụng xe đạp điện.

 Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện như thế nào?

Căn cứ vào Luật giao thông đường bộ năm 2008, có thể xác định được xe đạp điện và xe máy điện thuộc nhóm phương tiện khác nhau, cụ thể:
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự;
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Theo quy định trên, xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau. Trong đó, xe máy điện là một loại xe cơ giới còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng có giải thích từ ngữ về khái niệm xe đạp điện và xe máy điện, cụ thể:
– Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện);
– Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động cơ bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lơn hơn 50 km/h.
Theo đó, xe đạp ddienj và xe máy điện có sự khác nhau cụ thể như sau:
– Xe đạp điện là xe thô sơ có hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp máy);
– Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động cơ bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không hớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, và không có bàn đạp nên khi tắt máy, hết điện không thể di chuyển được.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like