Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

by Nhu Hương
Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt như thế nào theo quy định

Việc các phương tiện giao thông đi nhầm làn đường, đi không đúng phần đường dành cho mình vẫn đang còn là một vấn đề bất cập. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Xe máy đi vào đường cao tốc có thể bị xử phạt?

Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ; bảo đảm giao thông liên tục, an toàn; rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Khi lưu thông trên đường cao tốc sẽ không bị cản trở vì sẽ không có giao cắt cùng mức với các hệ thống giao thông khác như đường sắt. Điều này giúp cho xe lưu thông liên tục không bị gián đoạn. Nếu có các tuyến đường bộ khác hay đường sắt giao cắt với cao tốc thì phải khác mức, tức là phải có thiết kế phía dưới hay bên trên của đường này.

Tại khoản 4, Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

“4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Như vậy, các loại xe máy thông thường sẽ không được phép đi trên đường cao tốc. Đường cao tốc là phần đường dành cho các loại xe ô tô, xe chuyên dùng cho nên nếu xe máy đi vào phần đường này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

11 tuyến đường bộ cao tốc qua Hà Nội: Mở ra 4 hành lang kinh tế quan trọng  - Báo Kinh tế đô thị

Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Bởi vì đây là một hành vi nguy hiểm, có thể dẫn tới những tai nạn không đáng có cho nên điểm b Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính xe máy đi vào đường cao tốc khá nặng như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;”

Bên cạnh đó, điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung dành cho hành vi này đó là:

“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;”.

Như vậy, mức xử phạt đối với “xe máy đi vào đường cao tốc” đó là:

  • Phạt tiền từ 2000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt theo pháp luật hình sự

Trong một số trường hợp, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì xe máy đi vào đường cao tốc còn có thể bị xử lý hình sự.

Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 15 năm tù giam nếu làm chết 03 người trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên…

Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe máy đi vào đường cao tốc

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt như thế nào theo quy định?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Hủy hoại tài sản là gì?

Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng, không còn nguyên vẹn như ban đầu, thiệt hại đến mức làm mất đi giá trị, tính năng, công dụng của vật. Tệ hơn, hành vi này có thể làm giảm đi một phần giá trị của vật hay thậm chí còn thể làm mất đi hoàn toàn, khiến cho vật không thể sửa chữa hay khôi phục lại được.

Hành vi đốt xe máy của bạn nhậu bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp hành vi hủy hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự; thì người có hành vi này có thể bị xử phạt:
Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.
Trường hợp là người nước ngoài vi phạm thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment