Xe ô tô quá hạn đăng kiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

by Nhu Hương
Xe ô tô quá hạn đăng kiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định

Đăng kiểm xe là việc làm bắt buộc đối với các loại xe ô tô, xe tải và xe khác tương tự xe ô tô. Đặc biệt là sau một khoảng thời gian, chủ xe phải đưa xe đi đăng kiểm lại theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây của Luật sư X cung cấp thông tin về vấn đề Xe ô tô quá hạn đăng kiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Xe ô tô quá hạn đăng kiểm bao nhiêu ngày thì bị xử phạt?

Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành; được giao thẩm quyền kiểm định để xem xét chất lượng xe có đảm bảo lưu thông; trên đường bộ hay không. Chủ phương tiện có trách nhiệm đưa xe đi đăng kiểm thường xuyên theo quy định pháp luật.

Về vấn đề xe ô tô quá hạn đăng kiểm bao nhiêu ngày thì bị xử phạt; mặc dù không có các văn bản quy phạm pháp luật nào cụ thể trực tiếp đề cập tới, nhưng ta có thể căn cứ vào các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính khi điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng.

Luật không quy định cụ thể là hết hạn sử dụng bao nhiêu ngày dưới 01 tháng, vậy có thể hiểu là cứ quá hạn đăng kiểm được ghi trên Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định thì sẽ bị xem là hết hạn sử dụng mà không kể số ngày quá hạn đăng kiểm ô tô.

Như vậy, xe quá hạn đăng kiểm từ 01 ngày trở lên sẽ bị xử phạt quá hạn đăng kiểm.

Hết giãn cách xã hội, mang ô tô quá hạn đi đăng kiểm có bị phạt?

Xe ô tô quá hạn đăng kiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Mức phạt xe ô tô quá hạn đăng kiểm trong trường hợp thời gian quá hạn đăng kiểm được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

STT
Thời gian quá hạn đăng kiểm
Mức phạt đối với lái xeMức phạt với chủ xe
1Dưới 01 tháng
02 – 03 triệu đồng
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
04 – 06 triệu đồng đối với cá nhân
08 – 12 triệu đồng đối với tổ chức
2Trên 01 tháng
04 – 06 triệu đồng
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
06 – 08 triệu đồng đối với cá nhân
12 – 16 triệu đồng đối với tổ chức

Nếu chủ xe đồng thời là người điều khiển xe thì mức xử phạt hành chính tiền sẽ áp dụng như đối với chủ xe và chủ xe cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Xe ô tô quá hạn đăng kiểm do giãn cách xã hội thì xử lý thế nào?

Thời gian các địa phương như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ khiến nhiều chủ phương tiện chưa thể đưa ô tô của mình đi kiểm định đúng hạn.

Trước những khó khăn của các chủ phương tiện bị quá hạn đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có công văn đề xuất Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông; Các Sở GTVT chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông vận tải không xử phạt đối với ô tô quá hạn đăng kiểm tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, đây sẽ là động thái nhằm gỡ khó cho các phương tiện vì dịch bệnh mà chưa thể đi đăng kiểm đúng thời hạn do bị cách ly, giãn cách.

Về chu kỳ đăng kiểm xe ô tô, kể từ ngày 01/10/2021, quy định về đăng kiểm xe ô tô sẽ được áp dụng theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.

Phương thức nộp phạt khi vi phạm quá hạn đăng kiểm xe ô tô

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xe ô tô quá hạn đăng kiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô bị mất trộm có phải chịu phí sử dụng đường bộ không?

Căn cứ Điểm g Khoản 2 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
– Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
– Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Đỗ xe ô tô dưới gầm cầu vượt thì phạt cụ thể là bao nhiêu tiền?

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.
Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Mức tiền phạt cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Do đó, số tiền phạt có thể tính như sau = (1.000.000 + 2.000.000)/2 = 1.500.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền sẽ có thay đổi nếu người vi phạm thuộc các trường hợp tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng (Điều 9, 10 Luật này).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment