Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi

by SEO Tài
Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi

Đất đai ở Việt Nam đến nay vẫn luôn là chủ đề hot trong cuộc sống thường ngày, Người ta vẫn nói là “tấc đất tắc vàng”, vậy nên khi động chạm đến việc liên quan đến đất đai, ai cũng sẽ muốn dành phần hơn, phần có lợi cho mình. Và có một số cá nhân, bất chấp quyền sở hữu toàn dân mà có hành vi lẫn chiếm đường đi, lấn chiếm đất công để tư lợi cho bản thân. Xây dựng lẫn chiếm đường đi, điều đó chắc chắn là hành vi trái pháp luật. Vậy xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi như thế nào?

Trong bài viết sau, CSGT sẽ làm rõ những vấn đề này cho các bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như thế nào?

Quyền của người sử dụng đất:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo;, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Nghĩa vụ của người sử dụng đất:

  • Sử dụng đất đúng mục đích; đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không; bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất; và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp; góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất; khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi
Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi

Lối đi chung theo quy định của pháp luật

Mỗi căn nhà đều cần có ít nhất một lối đi để có thể kết nối bất động sản của mình với trục đường chính. Trên thực tế, không phải mảnh đất của ai ban đầu cũng có được những điều kiện thuận lợi. Có những trường hợp đất bị bao quanh bởi các bất động sản khác, không có đường để đi ra. Trong trường hợp này, người có đất bị bao quanh không có lối đi có quyền yêu cầu các chủ của bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra nơi công cộng.

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015:

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi như thế nào?

Khoản 6 điều 14 nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

“Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng;

khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 9 điều 12 nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân.

Tố cáo khi phát hiện hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi như thế nào?

Theo quy định tại Điều 205 Luật Đất đai 2013 quy định về việc giải quyết tố cáo về đất đai như sau

– Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

– Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 khi phát hiện hành vi lấn chiếm ngõ đi chung người dân còn có quyền khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.

– Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

– Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Theo quy định tại Điều 206 Luật Đất đai 2013 quy định về việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

– Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

– Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

Phải làm gì khi có hành vi lấn chiếm ngõ đi chung một cách hoà nhãn nhất?

Phải làm gì khi có hành vi lấn chiếm ngõ đi chung một cách hoà nhãn nhất đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay, bởi cái chính nhiều người muốn giải quyết mâu thuẫn đất đai về ngõ đi chung một cách yên bình là vì họ coi trọng tình làng nghĩa sớm với nhau. Khi rơi vào trường hợp này các hàng xóm trong khu vực ngõ bị chiếm giữ cần có sự họp mặt và trao đổi thống nhất với nhau, chia sẽ một phần lợi ích nhỏ để có được lối đi vào ngõ thông thoáng. Ý kiến của tập thể, số đông sẽ là cách giải quyết hiệu quả nhất chấm dứt tình trạng lấn chiếm ngõ đi chung.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chia thừa kế nhà đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Xây tường rào nhưng lấn chiếm lối đi của các hộ dân khác trong xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định việc gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, xây tường rào lấn chiếm lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Lấn chiếm lòng lề đường là hành vi vi phạm pháp luật

Vỉa hè là phần dọc theo 02 bên đường khoảng trống giữa đường; với các hộ dân liền kề hoặc những công trình gần đường; thường được lát gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ; một số nơi cho phép sử dụng một phần vỉa hè để đỗ xe máy; xe đạp, ô tô tạm thời (vỉa hè hay còn gọi là lề đường, hè phố).
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36); nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa; thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35.
Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép… trên đường bộ.
Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường; hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định; nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment