Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông như thế nào?

by Quỳnh Tran
Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông như thế nào?

Hiện nay mỗi ngày trên nước ta xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông, bên cạnh những lý do khách quan gây ra tai nạn giao thông thì việc người điều khiển phương tiện không tuân thủ quy định về an toàn di chuyển cũng gây ra nhiều vụ tai nạn thiệt hại lớn đến người và của. Vậy sẽ xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông như thế nào? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông như thế nào? Hãy cùng CSGT tìm hiểu tại nội dung bài viết sau

Căn cứ pháp lý

Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông như thế nào?

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện. Các phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính khi gây tai nạn giao thông với mức xử phạt như sau:

Đối với ô tô

Khi tham gia giao thông, điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm, người gây tai nạn sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý khác nhau đã được quy định trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể đối với xe ô tô là như sau:

Hành viMức phạt
Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn400.000 đồng đến 600.000 đồng
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe… gây tai nạn10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe gây tai nạn16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Như vậy, người điều khiển ô tô gây tai nạn thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm; sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý khác nhau. Cụ thể, mức phạt thấp nhất có thể bị áp dụng đối với trường hợp điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông là 400.000 đồng và mức phạt cao nhất mà người điều khiển ô tô gây tai nạn có thể bị áp dụng là 18.000.000 đồng. 

Đối với xe máy

Khi điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm. Người gây tai nạn sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý khác nhau được quy định trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể đối với xe máy là như sau:

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông do thực hiện một trong các hành vi sau:
  • Không chú ý quan sát; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.
  • Đi vào đường cao tốc; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe; lùi xe, tránh xe, vượt xe; chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
  • Không đi đúng phần đường; làn đường; không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định; gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển Cấm đi ngược chiều gây tai nạn giao thông; 

Như vậy, nếu điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thuộc một trong các hành vi nêu trên; người điều khiển xe máy có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi người điều khiển xe máy gây tai nạn có hành vi sau: Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; khi người điều khiển xe gây tai nạn có một trong các hành vi sau:
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại;
  • Gây tai nạn giao thông không giữ nguyên hiện trường;
  • Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;
  • Gây tai nạn giao thông nhưng không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Như vậy, nếu điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thuộc một trong các hành vi nêu trên; thì người điều khiển xe máy có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. 

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng; khi người điều khiển xe có hành vi gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ do: 
  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;
  • Dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe;
  • Nằm trên yên xe điều khiển xe;
  • Thay người điều khiển khi xe đang chạy;
  • Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Có thể thấy, các hành vi nêu trên là những hành vi vô cùng nguy hiểm; mang tính rủi cao, dễ gây ra tai nạn giao thông. Do đó, mức phạt tương đối cao; cụ thể người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thuộc một trong các hành vi nêu trên; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông

Bên cạnh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự mà người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông phải chịu đã được đề cập rõ ở các mục trên, người gây tai nạn giao thông còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại;
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại của người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 việc bồi thường thiệt hại của người gây tai nạn giao thông phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình;
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông như thế nào?

Các thiệt hại người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông phải bồi thường

Việc vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông có thể gây ra những thiệt hại về người (sức khỏe, tính mạng) và tài sản. Việc bồi thường cho những thiệt hại nào được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể, người gây tai nạn giao thông có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại các khoản sau: 

(1) Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Trường hợp gây tai nạn giao thông nhưng không chết người thì người gây tai nạn giao thông có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm đối với người bị gây tai nạn. 

Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, cụ thể là:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Người gây tai nạn giao thông chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường các thiệt hại đã liệt kê bên trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. 

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

(2) Bồi thường thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm

Trường hợp người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng hoặc dẫn đến chết người thì người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. 

Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường, cụ thể là:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường các khoản thiệt hại đã liệt kê bên trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. 

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

(3) Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  •  Thiệt hại khác do luật quy định.

Như vậy, người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản đã kể trên. Mức bồi thường cụ thể sẽ được căn cứ vào các khoản thiệt hại, thu nhập của người chịu trách nhiệm bồi thường, mức lương cơ sở tại thời điểm có yêu cầu bồi thường và còn căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. 

Các trường hợp người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

Theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người vi phạm lỗi gây tai nạn giao thông sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

  • Việc tai nạn là do hoàn toàn lỗi của bị hại;
  • Gây tai nạn là do sự kiện bất khả kháng. 

Thông tin liên hệ:

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Tranh chấp thừa kế nhà. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

Khi nào gây tai nạn giao thông chết người không phải bồi thường?

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
Do sự kiện bất khả kháng ( là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.)
Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù hay không?

Với hành vi ngủ gật khi đang lái xe dẫn đến tai nạn chết người thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like