Bằng lái A3 chạy được xe gì?

by Thúy Duy
Bằng lái A3 chạy được xe gì

Chào CSGT, tháng trước tôi không may gặp tai nạn giao thông do một người say rượu lái xe ngược chiều va vào dẫn đến chân phải tôi bị hoại tử nặng phải cắt bỏ. Hiện tại tôi chỉ có thể lái xe ba bánh giành cho người khuyết tật nên không thể sử dụng bằng lái A1 đã có mà phải thi bằng lái A3. Nhưng tôi chưa nắm rõ về quy định bằng lái A3 lắm. Vậy bằng lái A3 chạy được xe gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Bằng lái xe A3 lái được xe gì?

Các loại phương tiện mà người sở hữu giấy phép lái xe hạng A3 có thể điều khiển bao gồm:

  1. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Theo quy định này, bằng lái xe A3 được phép điều khiển các loại xe sau:

  • Xe mô tô 02 bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 – dưới 175 cm3.
  • Xe mô tô 03 bánh dùng cho người khuyết tật.
  • Xe mô tô 03 bánh.

Bằng lái xe A3 được sử dụng phổ biến trong các trường hợp sử dụng phương tiện xe ba bánh để vận chuyển đồ đạc khi chuyển nhà, giao sản phẩm cồng kềnh cho các đại lý, cửa hàng,…

Lưu ý: Bằng lái xe A3 có thể sử dụng để lái các loại xe máy thông thường nhưng không thể lái các xe phân khối lớn từ 175cc trở lên.

Điều kiện thi bằng lái xe A3 thế nào?

Người có nhu cầu thi bằng lái xe A3 không cần phải học lý thuyết tại trung tâm đào tạo lái xe mà có thể tự ôn luyện tại nhà rồi đăng ký thi sát hạch.

Người thi bằng lái xe A3 phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam mà đáp ứng đủ các các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa.

  • Về độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên (theo điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008).
  • Về điều kiện sức khỏe: Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
  • Về trình độ học vấn: Không có yêu cầu về trình độ.

Nội dung thi bằng lái xe A3 năm 2023

Bằng lái A3 chạy được xe gì

Để có thể sở hữu loại bằng lái này thì bạn sẽ phải vượt qua kỳ thi có hai nội dung là thực hành và lý thuyết.

  • Phần thi lý thuyết

Bộ đề thi lý thuyết sẽ bao gồm 200 câu hỏi xoay quanh lĩnh vực giao thông. Khi đi thi thì thời gian thi 19 phút, đạt 23/25 câu và không sai câu điểm liệt là đậu.

  • Phần thi thực hành

Các lỗi bị trừ điểm

– Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị truất quyền thi;

– Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 10 điểm;

– Bánh xe đi ra ngoài vạch giới hạn, bị truất quyền thi;

– Điều khiển xe bị rung giật mạnh, mỗi lần bị trừ 5 điểm;

– Thời gian thực hiện bài sát hạch quá 10 phút, cứ quá 1 phút bị trừ 5 điểm;

– Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi;

– Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 10 điểm;

– Không hoàn thành bài sát hạch, bị truất quyền thi;

– Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị truất quyền thi.

Xét công nhận kết quả
– Thi đạt cả 2 phần lý thuyết và thực hành;
– Nếu thí sinh không đạt lý thuyết thì không được thị thực hành;
– Thí sinh đạt lý thuyết nhưng không đạt thực hành thì được bảo lưu kết quả thi lý thuyết một lần trong thời gian 1 năm đối với kỳ sát hạch tiếp theo;
– Nếu thi lại thực hành vẫn không đạt, thì phải đăng ký thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Cách thi thực hành bằng A3 đạt điểm tối đa:
Bước 1: Dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh của sát hạch viên;

Bước 2: Khi có hiệu lệnh, điều khiển xe tiến qua hình chữ chi cho đến khi bánh xe sau của xe qua vạch kết thúc của hình sát hạch 1 mét thì dừng lại;

Bước 3: Lùi xe theo hướng ngược lại cho đến khi bánh xe trước của xe qua vạch bắt đầu của hình sát hạch.

Yêu cầu bài thi:
– Đi đúng trình tự bài sát hạch;

– Bánh xe không được đè lên vạch giới hạn hình sát hạch;

– Xe không được chết máy trong quá trình thi;

– Hoàn thành bài thi trong thời gian 10 phút;

– Tốc độ xe chạy không quá 20km/h.

Cách tính điểm: Thang điểm 100 điểm, điểm đạt là 80 điểm trở lên.

Không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu từ năm 2023

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Khi tham gia giao thông, chủ điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe. Nếu không có sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật

Tăng mức phạt với hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe.

Theo khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa:

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô;

phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh;

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng; đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô không mang theo giấy phép lái xe.

Tạm giữ phương tiện:

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tạm giữ phương tiện trong thời hạn 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm phải tuân thủ theo quy định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Như vậy, đối với người điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe thì ngoài bị phạt tiền còn bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bằng lái A3 chạy được xe gì?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ chuyển đất ao sang đất sổ đỏ Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Người lái xe phải mang theo các giấy tờ gì khi điều khiển ô tô xe máy tham gia giao thông?

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông; người lái xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,… Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi; sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.

Chi phí thi bằng lái xe A3 hết bao nhiêu?

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, người thi sát hạch bằng lái xe A3 bắt buộc phải trả các khoản phí, lệ phí sau:
Lệ phí thi lý thuyết A3: 40 000 đồng/lần.
Lệ phí thi thực hành A3: 50 000 đồng/lần.
Phí cấp bằng lái xe hạng A3: 135 000 đồng/lần.
Ngoài ra, người có nhu cầu thi bằng lái xe A3 còn mất thêm một số khoản phí phát sinh như phí khám sức khỏe; phí chụp ảnh thẻ; phí làm hồ sơ tại trung tâm sát hạch; phí thi thử thực hành,…
Do đó, tổng chi phí thi bằng lái xe A3 có thể dao động từ vài trăm nghìn đến hơn 01 triệu đồng.

Thi bằng lái xe A3 bao lâu thì có bằng?

Theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành sẽ được công nhận trúng tuyển.
Thời gian cấp bằng lái xe sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch được quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Theo đó, sau khi kết thúc kỳ thi sát hạch bằng lái xe A3, thí sinh chỉ cần chờ 10 ngày làm việc là sẽ nhận được bằng lái xe A3.
Trường hợp có nhu cầu nhận bằng lái xe A3 tại nhà, sau khi kết thúc thi sát hạch, thí sinh phải đăng ký dịch vụ nhận bằng tại nhà qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến để gửi yêu cầu đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 12, bằng lái xe A3 được cấp sẽ có giá trị vô thời hạn.

4/5 - (1 bình chọn)

You may also like