Biển báo cấm chăn thả gia súc theo quy định pháp luật

by Thanh Thủy
Biển báo cấm chăn thả gia súc

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang sinh sống và làm việc tại một vùng quê phía Đông Bắc Bộ, vì đây là vùng quê nên việc chăn thả gia súc khá nhiều, có một số trường hợp gia súc đi trên đường và đã gây ra nhiều vụ tai nạn lớn nhỏ. Luật sư cho tôi hỏi là hiện nay pháp luật có quy định về việc chăn thả gia súc không ạ, đối với các đoạn đường thường xuyên có gia súc đi qua thì có thể đặt “Biển báo cấm chăn thả gia súc” hay không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Việc gia súc đi trên đường là một hình ảnh khá quen thuộc tại các vùng quê nước ta, điều này đã gây ra nhiều bất tiện trong việc tham gia giao thông của người dân. Vậy thì Biển báo cấm chăn thả gia súc được quy định như thế nào? . Hãy cùng CSGT tìm hiểu ngay nhé.

Quy định về biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Để nhằm cảnh báo người dân khi tham gia giao thông tại các đoạn đường mang tính nguy hiểm và có tiềm ẩn gây nguy cơ tai nạn giao thông thì pháp luật nước ta đã quy định khá nhiều biển báo nguy hiểm và cảnh báo đã được ra đời phù hợp với vị trí tại mỗi đoạn đường khác nhau.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có chức năng thông báo cho người tham gia giao thông biết về tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều đáng chú ý cần phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp phải biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông cần giảm tốc độ đến mức cần thiết, tập trung vào quan sát và sẵn sàng xử lý tình huống có thể xảy ra để tránh tai nạn

Theo quy định tại quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W với tên các biển như sau:

  • Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
  • Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
  • Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
  • Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
    CÔNG BÁO/Số 207 + 208/Ngày 14-02-2020 33
  • Biển số W.204: Đường hai chiều;
  • Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
  • Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
  • Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên
    (đường nhánh);
  • Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);
  • Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
  • Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
  • Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
  • Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;
  • Biển số W.212: Cầu hẹp;
  • Biển số W.213: Cầu tạm;
  • Biển số W.214: Cầu quay – Cầu cất;
  • Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;
  • Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên
    đường phía bên trái;
  • Biển số W.216a: Đường ngầm;
  • Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
  • Biển số W.217: Bến phà;
  • Biển số W.218: Cửa chui;
  • Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
  • Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
  • Biển số W.221a: Đường lồi lõm;
  • Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;
  • Biển số W.222a: Đường trơn;
  • Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;
  • Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
  • Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
  • Biển số W.225: Trẻ em;
  • Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
  • Biển số W.227: Công trường;
  • Biển số W.228 (a,b): Đá lở;
  • Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;
  • Biển số W.228d: Nền đường yếu;
  • Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
  • Biển số W.230: Gia súc;
  • Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
  • Biển số W.232: Gió ngang;
  • Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
  • Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
  • Biển số W.235: Đường đôi;
  • Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
  • Biển số W.237: Cầu vồng;
  • Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
  • Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh
  • không thực tế;
  • Biển số W.240: Đường hầm;
  • Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
  • Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
  • Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
  • Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
  • Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
  • Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
  • Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt cách nơi định báo một khoảng cách theo dưới đây. Trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh theo thực tế cho phù hợp.

Bảng khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo

Tốc độ vận hành trung bình của xe trong khoảng 10 km ở vùng đặt biểnKhoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo
– Dưới 20 km/h- Từ 20 km/h đến dưới 35 km/h- Từ 35 km/h đến dưới 50 km/h- Từ 50 km/h trở lên– Dưới 50 m- Từ 50 m đến dưới 100 m- Từ 100 m đến dưới 150 m- Từ 150 m đến 250 m

Biển báo cấm chăn thả gia súc

Tình trạng chăn thả gia súc ở nơi công cộng không đúng quy định đã gây nên nhiều ảnh hưởng từ môi trường, cho đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng khi tình trạng tai nạn giao thông do bị ảnh hưởng bởi đàn gia súc đi trên đường. Hiểu được vấn đề này thì biển báo cấm chăn thả gia súc đã được quy định và đặt tại các đoạn đường thường xuyên có gia súc đi qua.

Biển số W.230 “Gia súc” được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang đường, đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên …, phải đặt biển số W.230 “Gia súc”. Người tham gia giao thông có trách nhiệm đi chậm, quan sát và dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.

Biển báo cấm chăn thả gia súc

Chăn thả gia súc không đúng nơi quy định xử lý thế nào?

Hiện nay rất nhiều chính quyền các địa phương đang cố gắng hạn chế các vấn đề bị ảnh hưởng bởi việc chăn thả gia súc không đúng nơi quy định. Theo đó, pháp luật nước ta cũng đã đưa ra các quy định về các trường hợp chăn thả gia súc không đúng nơi quy định đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Như vậy, đối với trường hợp chăn nuôi trâu, bò thả rông gây thiệt hại cho người khác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này.

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì nuôi gia súc trong chung cư thì sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;

c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;

d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Như vậy, khi nuôi gia súc ở khu chung cư, quy định về vi phạm này có thể dẫn đến mức phạt tới 500.000 đồng. Mức phạt tiền này thường áp dụng cho hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tuy nhiên, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm, thì mức phạt tiền có thể tăng gấp đôi, lên tới 1.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Biển báo cấm chăn thả gia súc” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Người chăn thả gia súc đi trên đường bộ phải tuân thủ điều gì?

Căn cứ Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:
“1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.”
Mặt khác theo điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi không được thực hiện trên đường bộ:
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
“… c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
…”
Theo đó, người chăn thả gia súc phải tuân thủ các quy định như không được thả rông súc vật trên đường bộ, không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới, phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường,…

Quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc ra sao?

Các hộ gia đình, cá nhân cần biết một số quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc để thực hiện đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi cũng như người sản xuất các cây trồng như sau:
Chủ nuôi gia súc:
Không thả rông gia súc nơi công cộng.
Không để gia súc phóng uế nơi công cộng; để gia súc phóng uế trên các trục đường thôn, xóm gây mất vệ sinh công cộng.
Không để gia súc gây thiệt hại tài sản người khác.
Không thả gia súc trong rừng trồng dặm cây non.
Thực hiện chăn nuôi, chăm sóc gia súc đảm bảo theo các quy định hiện hành của Pháp luật nhất là đảm bảo về chuồng trại, tiêm phòng vắc xin….
Thường xuyên theo dõi, kiểm soát gia súc, tránh tình trạng thả rông gây thiệt hại về người, tài sản…. và gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng các công trình công cộng.
Chủ chăn nuôi phải bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra cho người khác theo quy định tại điều 603 Bộ luật dân sự 2015.
Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng:
Trước hết các hộ gia đình, cá nhân khi tham gia sản xuất phải chủ động bảo vệ các tài sản do mình sản xuất.
Phải báo cho thôn trưởng hoặc Tổ tự quản nơi mình cư trú khi phát hiện gia súc gây hại làm thiệt hại đến tài sản của mình, xác định mức độ thiệt hại ban đầu để có cơ sở khi xem xét giải quyết.
Chủ động bảo vệ hiện trường, bắt giữ, trông coi gia súc khi có thể, không được có hành vi gây tổn hại đối với gia súc.
Biện pháp xử lý: Chủ nuôi gia súc và hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng vi phạm các hành vi quy định sau thì bị xử phạt theo Luật và các Nghị định có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like