Có được rẽ trái khi đèn xanh không?

by Nguyễn Oanh
Rẽ trái khi đèn xanh

Tôi từng một lần bị tông xe khi rẽ trái lúc đèn xanh. Lần đó tôi dừng xe trên đường Điện Biên Phủ chờ đèn xanh để rẽ trái vào đường Trương Định (Q.3, TP.HCM). Vì để tiện rẽ trái khi đèn xanh thì tăng ga rẽ liền không gây cản trở người phía sau, tôi dừng xe sát vạch sơn trên làn đường ôtô mà không biết đó là vi phạm. Nào ngờ đó lại là tai họa cho mình. Vậy tôi thắc mắc khi đèn xanh có được rẽ trái không? Mong CSGT giải đáp!

Hiện nay có rất ít giao lộ mà ở đó đèn tín hiệu giao thông có pha riêng cho các xe rẽ trái. Như tại TP.HCM, tôi thấy chỉ có đèn này ở các giao lộ lớn trên xa lộ Hà Nội, quốc lộ 22, đường Nguyễn Văn Linh, đường Võ Văn Kiệt, đường Mai Chí Thọ… Đi qua những giao lộ có pha đèn rẽ trái riêng, tuy có mất thời gian chờ vài chục giây nhưng bù lại là rất an toàn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chuyện rẽ phải khi đèn đỏ chưa chắc đã bất tiện và nguy hiểm bằng rẽ trái khi đèn xanh. Sau đậy, CSGT xin giải đáp giúp bạn đọc vấn đề rẽ trái khi đèn xanh!

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái

Tín hiệu đèn giao thông gồm có 3 màu:

  • Tín hiệu đèn xanh: cho phép xe đi.
  • Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
  • Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên:

  • Nếu ở cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ hình mũi tên bật sáng. Tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái cũng đồng nghĩa với việc được phép quay đầu.
  • Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu xanh bật sáng cùng thời điểm mà tín hiệu đèn vàng hoặc đèn đỏ bật sáng thì người điều khiển phương tiện giao thông các loại được phép đi theo hướng của mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên đi.
  • Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu đỏ bật sáng cùng  với tín hiệu đèn chính màu xanh thì người điều khiển phương tiện không được đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người tham gia giao thông cần phải chú ý để đi đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.
Có được rẽ trái khi đèn xanh không?
Rẽ trái khi đèn xanh

 Lưu ý khi xe máy rẽ trái ở ngã tư của đường hai chiều

Ở đường hai chiều, người điều khiển xe cần chú ý hơn khi thực hiện cách rẽ trái ở ngã tư cho xe máy. Bởi lúc này, người lái sẽ phải tham gia vào làn đường lưu thông ngược lại. Ngoài ra, khi rẽ trái ở ngã tư đường hai chiều cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi chuẩn bị qua giao lộ, luôn báo hiệu trước ý định chuyển hướng bằng xi nhan, chỉ di chuyển khi đã quan sát kỹ xung quanh và chắc chắn mọi thứ an toàn. 
  • Khi rẽ trái ở ngã tư, nếu gặp phương tiện ở phía đối diện cũng có ý định rẽ trái, hãy cố gắng vượt ở đằng sau đuôi xe đó. Thao tác này giúp hai xe không bị khuất tầm nhìn của nhau.
  • Giữ khoảng cách với những xe khác để phòng khi phanh gấp, có thể xử lý tình huống, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
  • Nhường cho các phương tiện đi thẳng ở hướng đối diện rồi mới tiếp tục di chuyển để đảm bảo an toàn.

Rẽ trái ở ngã tư khi tham gia giao thông là một kỹ năng quan trọng, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu cầm lái. Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện đã nắm rõ những quy tắc khi rẽ trái ở ngã tư thì có thể tự tin làm chủ tay lái.

Liên hệ thực tế tình trạng rẽ trái sai luật

Những lỗi vi phạm rẽ trái của người tham gia giao thông phổ biến là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Nghĩa là đèn đỏ hoặc đèn xanh không cho phép rẽ trái nhưng người điều khiển xe vẫn cứ rẽ trái như một “thói quen xấu”.

Ngoài ra, một lỗi vi phạm khá phổ biến liên quan đến việc rẽ trái là người lái xe chủ động lấn sang làn ôtô từ xa trước khi đến giao lộ để rẽ trái cho nhanh. Di chuyển như vậy là vi phạm về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Nhiều người cũng ngộ nhận nếu phân làn vạch rời thì được phép di chuyển lấn làn nhưng quên rằng vạch rời chỉ cho phép chuyển hướng chứ không cho phép di chuyển thẳng trên một đoạn đường nhất định. Nhiều người phản ảnh do không được nhường đường nên “cực chẳng đã” họ mới di chuyển vào làn đường ôtô để tìm cách rẽ trái. Tuy nhiên, trong điều kiện giao thông thông thoáng thì người lái xe đến giao lộ được phép rẽ trái, chỉ cần xin nhan đèn và chuyển hướng rẽ trái, các xe chạy thẳng sẽ nhường đường cho xe đi qua.

Thực tế cho thấy chỉ khi lưu lượng xe lớn hoặc xảy ra ùn ứ thì những xe được phép rẽ trái tại những giao lộ cho phép mới bị cản trở bởi những dòng xe dày đặc. Người lái xe phải chủ động di chuyển gần hoặc sát vạch xe ôtô trước khi đến giao lộ, sau đó bật xinhan rẽ trái sẽ hạn chế bị xung đột giữa các dòng xe.

Thời gian qua phòng cũng xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm rẽ trái sai luật theo chuyên đề và tích cực xử phạt “nguội” qua camera để răn đe, nâng cao ý thức tham gia giao thông.

Trong trường hợp người điều khiển xe vi phạm khi rẽ trái sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1 – 3 tháng đối với người điều khiển môtô, xe máy; phạt tiền từ 1,2 – 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 – 3 tháng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô; phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác.

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Rẽ trái khi đèn xanh”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về Đăng ký ; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc Đăng ký ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Xác định làn đường cho phép xe máy rẽ trái như thế nào?

Khi di chuyển trên đường, người điều khiển phương tiện cần xác định khi nào được phép rẽ trái. Trong trường hợp cần rẽ trái, người lái cần quan sát xem tại ngã tư tuyến đường đang lưu thông có biển báo cấm rẽ hay không. Dưới đây là các loại biển báo cấm rẽ trái được ban hành theo Thông tư 59/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019:
Biển số P.123a “Cấm rẽ trái”.
Biển số P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”.
Biển số P.137 “Cấm rẽ trái, rẽ phải”.
Biển số P.138 “Cấm đi thẳng, rẽ trái”. 

Gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu xe không?

Từ 01/7/2020, Quy chuẩn 41/2016 chính thức hết hiệu lực. Thay vào đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về báo hiệu đường bộ theo theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.
Quy chuẩn này quy định về biển báo cấm rẽ như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy, từ 01/7/2020 đến nay, gặp biển cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải vẫn được phép quay đầu xe.

Xe máy rẽ trái ở ngã tư nhưng không bật xi nhan khi chuyển bị phạt bao nhiêu tiền ?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi chuyển hướng như sau:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;”
Như vậy, nếu bạn chỉ vi phạm lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ thì chỉ bị phạt ở khung tư 400.000 đồng đến 600.000 đồng và không có hình phạt bổ sung nào.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment