Xe cơ giới nguyên thủy là xe gì?

by Thúy Duy
Xe cơ giới nguyên thủy là xe gì?

Chào CSGT, tôi là một người thích sưu tầm các loiaj xe cơ giới, tuy đã nghe qua xe cơ giới nguyên thủy nhưng tôi không rõ nó là xe gì? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay trên đường bộ đa dạng các loại xe tham gia giao thông hằng ngày. Tuy nhiên ít ai nghe qua xe cơ giới nguyên thủy là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe cơ giới là gì?

Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.

Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray theo giải thích từ ngữ trong luật giao thông đường bộ 2008. Trong định nghĩa này, ta có thể thấy rằng nhà làm luật đã định nghĩa dưới hình thức liệt kê danh sách các loại phương tiện được xếp vào nhóm xe cơ giới.

Những phương tiện thuộc danh sách trên sẽ được xác định là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( hay còn gọi là xe cơ giới). Đặc điểm của loại phương tiện này là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa.trên đường bộ. Đường bộ được xác định gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Tuy nhiên trong danh sách các phương tiện này có khá nhiều khái niệm còn khá xa lạ đối với người dân.

Xe cơ giới nguyên thủy là xe gì?

Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT giải thích như sau:

Xe cơ giới nguyên thủy là xe cơ giới không có sự thay đổi cấu tạo, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của toàn bộ các hệ thống, tổng thành so với thiết kế của nhà sản xuất.

Như vậy xe cơ giới nguyên thủy là xe chưa bị thay đổi kết cấu hình dạng so với nhà sản xuất. Hi vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu rõ hơn về khái niệm của xe cơ giới nguyên thủy.

Xe cơ giới nguyên thủy là xe gì?
Xe cơ giới nguyên thủy là xe gì?

Phân loại xe cơ giới

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phân thành các nhóm sau: ô tô; xe mô tô và xe gắn máy; máy kéo’ rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; các loại phương tiện khác. Có thể thấy rằng xe cơ giới khá là đa dạng, tuy nhiên trên thực tiễn còn khá nhiều người dân còn chưa thể hiểu rõ xe máy được xếp vào nhóm xe gắn máy hay xe mô tô? Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc xác định một cách chính xác loại phương tiện mà mình đang dùng để di chuyển hàng ngày thuộc nhóm nào. Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Xe ô tô gồm có xe con, xe bán tải, xe khách, xe tải, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc . Xe ô tô con là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi( kể cả người lái).

Xe bán tải, xe tải Van có khối lượng hành chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông được xem là xe con. Xe tải là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa ( bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên). Ô tô khách là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người. Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người ( ô tô đầu kéo là ô tô được thiết kế để kéo sơ mi rơ moóc )

Xe mô tô gồm có xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh. Xe mô tô hay còn gọi là xe máy là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400kg. Như vậy khi người dân sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên được gọi là xe máy.

Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3. Như vậy có thể nhận thấy rằng loại xe hàng ngày chúng ta dùng để di chuyển như Hon da, Yamaha, Piagio,.. được xác định là xe mô tô chứ không phải xe gắn máy như mọi người thường lầm tưởng. Một cơ sở để xác định loại xe bạn đang sở dụng là xe mô tô hay xe gắn máy đó chính là người điều khiển xe mô tô cần có giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ô tô kéo rơ-moóc là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Rơ-moóc là tổng hợp gồm hệ thống trục và lốp xe có kết cấu vững chắc được kết nối với xe ô tô sao cho khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.

Người lái xe cơ giới phải đem theo giấy tờ gì khi đi đường?

Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe.
  • Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (chỉ áp dụng với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô).

Nếu thiếu một trong các giấy tờ trên, người tham gia giao thông bằng xe cơ giới sẽ bị xử phạt vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xe cơ giới nguyên thủy là xe gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung thẩm định cải tạo thiết kế của xe cơ giới là gì?

Nội dung, trình tự thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới được quy định tại Điều 9 Thông tư 16/2012/TT-BCA quy định việc cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành. Cụ thể là:
1. Nội dung thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
a) Kiểm tra tính pháp lý của cơ sở thiết kế cải tạo xe cơ giới;
b) Kiểm tra các nội dung cải tạo xe cơ giới;
c) Kiểm tra, đánh giá bản thuyết minh trong hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới;
d) Kiểm tra, đối chiếu các bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Khoản 16 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT cụ thể như sau:
– Đối với xe chở người: Không lớn hơn giá trị nhỏ của khối lượng toàn bộ theo thiết kế tương ứng với số người cho phép chở lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông theo quy định về tải trọng cầu đường.
– Đối với xe tải và xe chuyên dùng: Không lớn hơn giá trị của khối lượng toàn bộ theo thiết kế của nhà sản xuất và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông theo quy định về tải trọng cầu đường.

Cải tạo xe cơ giới là gì?

Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành của xe cơ giới. Trường hợp thay thế hệ thống, tổng thành bằng hệ thống, tổng thành khác cùng kiểu loại, của cùng nhà sản xuất (cùng mã phụ tùng) thì không phải là cải tạo.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment