Cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không?

by Thúy Duy

Chào CSGT, hôm qua khi lưu thông tại quốc lộ 1A tôi có thấy một cảnh sát giao thông đang lập biên bản xử phạt hành chính một người đàn ông, Tuy nhiên, chỉ có một cảnh sát giao thông đó thôi. Vậy như cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, không có Tổ công tác thì cảnh sát giao thông đi một mình có được dừng xe để xử phạt vi phạm giao thông hay không? Đây vẫn còn là câu hỏi mà nhiều người dân vẫn còn thắc mắc. Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát được quy định như sau:

  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
  • Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
  • Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
  • Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
  • Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;

+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp được dừng xe

Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không? Nguyên tắc dừng xe để kiểm soát là gì?

Cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không?
Cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không?

Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

* An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

* Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu trên và yêu cầu sau đây:

  • Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
  • Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

* Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm các yêu cầu trên và yêu cầu sau đây:

  • Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
  • Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp:

+ Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời;

+ Phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm;

+ Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc;

+ Phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.

Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Như vậy, CSGT đi một mình vẫn có thể dừng xe để xử phạt vi phạm trong các trường hợp trên.

Công an áo xanh đi cùng cảnh sát giao thông có được lập biên bản?

Hiện nay, một số tổ tuần tra của CSGT thường có lực lượng công an mặc áo xanh đi cùng. Dân mạng cho rằng, những công an mặc áo xanh không có quyền lập biên bản.

Về điều trên, một lãnh đạo CSGT ở TP.HCM cho biết, hiện nay tại TP.HCM, những đội CSGT thuộc phòng thì mặc cảnh phục màu vàng, các đội CSGT thuộc quận/huyện thường gộp chung CSGT và cảnh sát trật tự vào một đội với tên gọi Đội CSGT – trật tự quận/huyện.

Do vậy, một số tuyến đường do quận, huyện quản lý thường có lực lượng công an mặc áo xanh đi cùng CSGT và tham gia lập biên bản các vi phạm.

Cũng theo vị này, một số chuyên đề khác của CSGT có sự hỗ trợ của công an phường, xã. Trong trường hợp đó, CSGT là lực lượng chính, lập biên bản xử lý vi phạm.

Một số chuyên đề khác của công an phường, xã như lập lại trật tự lòng lề đường, có sự hỗ trợ của CSGT thì người lập biên bản sẽ là công an phường, xã.

“Tuy nhiên, dù là lực lượng nào lập biên bản và trong chuyên đề nào đi nữa, những người lập biên bản là người phải đeo đầy đủ bảng tên, đúng điều lệnh quy định của lực lượng”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, trích lục kết hôn, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

Các yêu cầu đối với Cảnh sát giao thông khi đang thực hiện nhiệm vụ xử phạt được quy định như thế nào?

– Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
– Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
– Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.

Xử lý vi phạm thông qua hình ảnh trên mạng xã hội không?

Điều 24 của Thông tư 65/2020/TT-BCA có bổ sung một điểm mới trong việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội
   Theo đó thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn sau:
   – Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
   – Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment