Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?

by Ngọc Trinh
Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?

Hiện nay người người nhà nhà cần phương tiện để di chuyển cho thuận tiện. Tuy nhiên, cũng có những lúc không có xe mà phải mượn xe của người khác. Khi mượn xe người khác, đi xe người khác không do mình đứng tên thì là xe không chính chủ. Vậy khi đi xe như vậy có bị xử phạt hay không? Hãy cùng csgt đi tìm hiểu vấn đề “Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?” nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Thông tư 58/2020/TT-BCA

Xe không chính chủ là gì?

Hiện nay, chưa có một quy định nào nêu ra khái niệm thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên có thể hiểu, xe không chính chủ là xe không đứng tên mình, mình không phải chủ sở hữu của chính xe đó. Hay nói theo cách pháp lý thì đó là việc chủ xe đã không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua; được cho hay được tặng.

Đi xe không chính chủ có bị phạm lỗi không?

Vì không có khái niệm nào về xe không chính thủ nên hiện nay cũng không có lỗi nào gọi là lỗi xe không chính chủ. Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp cá nhân mua, được tặng cho, thừa kế,… xe mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Cụ thể, khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Mức xử phạt lỗi đi xe không chính chủ

Theo điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

Theo điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?
Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?

Khi nào đi xe không chính chủ bị xử phạt?

Tuy nhiên không phải cứ đi xe không chính chủ là bạn sẽ bị phạt. Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm 1 khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Nghĩa là, việc xử phạt hành vi vi phạm không đăng ký xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe này chỉ được tiến hành trong hai trường hợp bao gồm:

  • Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác đăng ký xe.

Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe và xử phạt khi nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA ban hành ngày 19/6/2020 quy định như sau:

1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, khi tham gia giao thông mà bị cảnh sát giao thông gọi vào kiểm tra hành chính, người lái xe chỉ cần xuất trình các giấy tờ gồm:

  • Giấy đăng ký xe.
  • Bằng lái xe.
  • Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô. 
  • Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, cảnh sát giao thôbg cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.

Trách nhiệm khi phạm lỗi

Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.

Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.

Mặt tích cực và tiêu cực

Tích cực

  • Giúp mọi người không bị hạn chế về di chuyển, có thể thỏa mái tự do mượn xe của nhau
  • Không hạn chế quyền của mọi người

Hạn chế

  • các vấn đề pháp lý hình sự như xe liên quan đến trộm cắp, cướp giật, án mạng, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.
  • Cơ quan chức năng khó kiểm soát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về xe không chính chủ, khi nào thì bị phạt và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống, không mắc phải những lỗi như vậy. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Lái xe 45 chỗ cần bằng gì?, Bằng E lái được xe tải bao nhiêu tấn?,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đi mượn xe có bị phạt không?

Không bị phạt nếu tham gia giao thông đúng luật.
Nếu bị bắt vì các hành vi vi phạm giao thông thì sẽ bị phạt.

Khi được tặng xe thì có cần sang tên không?

Nên sang tên để đảm bảo lợi ích của bản thân.

5/5 - (10 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment