Lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

by Thanh Loan
Lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Theo thống kê, hàng năm ở nước ta xảy ra rất nhiều vụ tai nạn, khiến nhiều người bị thương nặng, thậm chí tử vong, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả nêu trên là do người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm tưởng chừng như không đáng kể với nhiều người nhưng thực tế mũ bảo hiểm bảo vệ tính mạng con người khi xảy ra tai nạn giao thông. Nghiên cứu cho thấy những người đội mũ bảo hiểm có thể giảm thương tích do va chạm tới 85% so với những người không đội mũ bảo hiểm. Bạn nên tuân thủ đúng quy đinh đội mũ bảo hiểm giao thông để tránh bị xử phạt và để đảm bảo an toàn cho bản thân. Mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết “Lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?”

Quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mũ bảo hiểm bảo vệ đầu khỏi những va chạm bất ngờ. Tuy nhiên, một số tài xế vẫn mắc sai lầm không đội mũ bảo hiểm, dẫn đến bị phạt tiền và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi xảy ra va chạm. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông giúp giảm 42% tai nạn và 69% thương tích nghiêm trọng. Ngược lại, không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính.

Tại khoản 2, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.

Khoản 2 Điều 31 Luật này cũng có quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”

Tuy nhiên, tại điểm k, khoản 2, Điều 6 và điểm đ, khoản 3, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng loại trừ và không xử phạt đối với 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm sau:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu;
  • Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:

  • Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình 1a).
  • Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b).
  • Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c);
  • Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d).

Vật liệu chế tạo mũ bảo hiểm phải đảm bảo mũ không thay đổi đáng kể hình dạng và chức năng bảo vệ của mũ do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ và các điều kiện sử dụng khác như: nắng, mưa, bụi, mồ hôi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại hóa chất, mỹ phẩm…

Quai đeo và khóa mũ phải làm bằng các vật liệu không có khả năng gây thương tổn đến da người sử dụng.

Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo:

  • Đối với mũ che cả đầu, tai và hàm: ≤ 1,5 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và ≤ 1,2 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 1, 2 và 3);
  • Đối với mũ che nửa đầu, mũ che ba phần tư đầu và mũ che cả đầu và tai: không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).

Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.

Đầu đinh tán không được cao hơn bề mặt phía ngoài của vỏ mũ 2 mm, không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán có đầu nhọn. Không được sử dụng các bu lông ốc vít bằng kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ.

Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ của đầu khi thử nghiệm.

Kính bảo vệ (nếu có), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Phải chịu được thử nghiệm. Sau khi thử, kính không được vỡ, nếu kính bị vỡ, không được có các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60°:
  • Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm phải phù hợp:
  • Không được nhỏ hơn 85 % trong trường hợp kính trong suốt, không màu;
  • Không nhỏ hơn 50 % trong trường hợp kính trong suốt, có màu nhạt. Tuy nhiên trên kính phải có ghi chú thông tin: “Chỉ dùng cho ánh sáng ban ngày”.
  • Không được gây ra bất kỳ sự sai khác nào về hình ảnh tới mức có thể nhận thấy được khi nhìn qua kính bảo vệ; không gây ra nhầm lẫn giữa các mầu trên biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

Mũ có thể có các lỗ thông gió cho đầu người đội mũ. Phần che tai của mũ có thể có các lỗ để nghe.

Lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay, hơn 90% người dân Nhật Bản sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại. Việc đội mũ bảo hiểm cũng là bắt buộc. Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc va chạm giúp giảm các biến chứng ở hộp sọ và não, một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều người không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy vì chủ quan hoặc thờ ơ. Những người này thường là thanh thiếu niên, trẻ em, những người chủ quan khi đi xe máy trên đường quê…

Ngày 28/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022.

Theo đó, nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng có sửa đổi, thay thế, bổ sung một số điều tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm với người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy và xe máy điện.

Điểm b, khoản 4, Điều 2 và khoản 6, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe đạp máy (bao gồm xe đạp điện), xe máy điện sẽ bị phạt tiền 400.000 – 600.000 đồng đối với các hành vi sau:

Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông;
Chở người ngồi trên xe không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Ngoài ra, điểm b, khoản 7, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện).

Như vậy, theo quy định hiện hành, không chỉ người điều khiển mà người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện và những phương tiện tương tự không đội mũ bảo hiểm đúng quy định cùng bị xử phạt.

Trường hợp cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định sẽ bị phạt hành chính với tổng mức phạt vi phạm là 800.000 – 1.200.000 đồng.

Người điều khiển xe máy điện của VinFast khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho bản thân và người ngồi sau. Đồng thời điều này cũng giúp người điều khiển tránh bị phạt hành chính do vi phạm quy tắc giao thông.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như . Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Lỗi chở quá số người và không đội mũ bảo hiểm?

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Trẻ em bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Tại Điểm o Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em từ 06 tuổi trở lên sẽ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like