Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không?

by Trang Thu
Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không?

Chào luật sư! Vào ngày mùng 6 tết nguyên đán tôi và bạn thân đã cùng nhau đi du lịch bằng chiếc xe con. Tuy nhiên; giữa đường xe lại trục trặc và không có quán sửa xe nào gần đó; nên chúng tôi phải gọi cứu hộ. Khi được xe cứu hộ kéo đi; thì cả 2 đứa tôi đều ngồi trên xe và sau đó đã bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Vậy luật sư cho tôi hỏi là chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không? Và nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không? như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về xe được kéo

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:

“Điều 29. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc

3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

b) Chở người trên xe được kéo;”

Theo đó; nếu xe bạn là xe được kéo mà lại chở người thì đã vi phạm quy định về giao thông đường bộ.

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không?

Luật sư X xin trả lời cho câu hỏi trên đó là có; hành vi chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy mức xử phạt đối với hành vi này là bao nhiêu? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển bị phạt bao nhiêu

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;

Như vậy; đối với hành vi chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng theo quy định. Nếu có các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng thì mức phạt có thể thay đổi. Quy định này là hợp lý; bởi lẽ hành vi gây nguy hiểm cho chính người ngồi trong xe; người điều khiển xe kéo và có thể là những người tham gia giao thông khác.

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không?
Hình ảnh minh họa về chở người trên xe được kéo.

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị xử phạt bổ sung không?

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định trên; thì hành vi chở người trên xe được kéo còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy; trong trường hợp của bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Có thể bạn quan tâm:

Kéo, đẩy xe khác trên đường có bị xử phạt không?

Luật giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi người điều khiển phương tiện để kéo; đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh (trừ phương tiện chuyên dụng).

Tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà kéo, đẩy xe khác trên đường như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi:

h) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

Đối với hành vi người đang điều khiển xe máy hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; theo quy định tại điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không?
Hình ảnh minh họa xe máy đẩy xe khác trên đường.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển có bị phạt không? “. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xe máy kéo đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Đồng thời; người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 tháng.

Ô tô được chở bao nhiêu người?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt trong giao thông. Đối với các loại xe ô tô chở hành khách; ô tô chở người; các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách; ô tổ chỉ được phép chở số lượng người như sau:
– Nếu là xe 09 chỗ: không được chở quá từ 02 người;
– Xe 10 chỗ đến 15 chỗ: không chở quá từ 03 người;
– Còn xe 16 chỗ đến 30 chỗ: không chở quá từ 04 người;
– Cuối cùng, xe trên 30 chỗ: không chở quá từ 05 người.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment