Có được mang vali lên xe buýt không theo quy định?

by SEO Tài
Có được mang vali lên xe buýt không

Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong xã hội. Khi sử dụng xe buýt, hành khách có thể mang vác theo nhiều loại hành lý khác nhau lên xe. Tuy nhiên, không phải mọi loại hành lý, đồ đạc đều có thể đem lên xe buýt mà chỉ những hành lý đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn về trọng lượng, kích thước theo quy định. Nhiều người dân thắc mắc không biết theo quy định hiện nay, hành khách Có được mang vali lên xe buýt không? Mang vali lên xe buýt vượt quá trọng lượng và kích thước cho phép bị phạt bao nhiêu tiền? Nhân viên trên xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của CSGT để được giải đáp những vấn đề này và được cung cấp những quy định liên quan. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Xe buýt là loại phương tiện gì?

Xe buýt là một loại xe chạy bằng động cơ điện hoặc xăng (dầu) và được thiết kế để chở nhiều người ngoài lái xe cùng một lúc.Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường không ngắn hơn so với những loại xe khách vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt là thườg kết nối giữa các điểm đến với nhau.

Từ “buýt” trong tiếng Anh đến từ autobus trong tiếng Pháp. Các từ bus, autobus,… trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ omnibus trong tiếng Latinh,có nghĩa Việt Nam là “dành cho mọi người”.

Việc quản lý vận chuyển hành khách bằng xe buýt được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt như sau:

Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt

  1. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
  2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô loại hình vận tải bằng xe buýt được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc được đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.
  3. Sở Giao thông vận tải địa phương ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng. Trong hợp đồng phải thể hiện rõ phương án khai thác tuyến bao gồm: tên tuyến, số hiệu tuyến, nhãn hiệu xe, sức chứa của xe, giá vé, biểu đồ chạy xe trên tuyến, thời hạn hợp đồng.
  4. Sở Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ biểu đồ, hành trình chạy xe trên tuyến xe buýt nội tỉnh khi có sự thay đổi về tổ chức giao thông dẫn đến phải thay đổi hành trình hoặc trong trường hợp thiên tai, bão lụt hoặc trong trường hợp bất khả kháng khác hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại từng thời điểm; doanh nghiệp hợp tác xã điều chỉnh phương án khai thác tuyến tương ứng với biểu đồ chạy xe mới điều chỉnh; Sở Giao thông vận tải và doanh nghiệp, hợp tác xã ký, đóng dấu xác nhận phương án khai thác mới là một phần của hợp đồng khai thác tuyến.
  5. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, việc điều chỉnh biểu đồ, hành trình chạy xe, ngừng khai thác hoặc đóng tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất với Sở Giao thông vận tải địa phương đầu tuyến bên kia; thông báo đến các Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt đi qua trước khi thực hiện.
  6. Quyết định điều chỉnh biểu đồ chạy xe được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

Theo đó, việc quản lý vận chuyển hành khách bằng xe buýt được thực hiện theo quy định tại Điều 33 nêu trên.

Có được mang vali lên xe buýt không?

Tại Điều 37 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt, theo đó:

Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt

  1. Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
  2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
  3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
  4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
  5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, bạn chỉ được mang theo vali hành lý với trọng lượng là không quá 10 kg và kích thước không được vượt quá 30x40x60 cm, nếu bạn mang theo vali quá trọng lượng, kích thước như trên thì phụ xe có quyền từ chối vận chuyển đối với bạn.

Mang vali lên xe buýt vượt quá trọng lượng và kích thước cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 32 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, như sau:

Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

  1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
    b) Gây mất trật tự trên xe.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe khách;
    b) Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
  4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên xe chở khách.

Hiện nay, khi hành khách mang hàng hóa cồng kềnh lên xe buýt thì không có mức phạt nhưng không chấp hành hướng dẫn của phụ xe thì hành khách sẽ bị pNgười lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm gì?hạt tiền 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Có được mang vali lên xe buýt không
Có được mang vali lên xe buýt không

Nhân viên trên xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt, như sau:

Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt

  1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
  2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
  3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
  4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
  5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
  6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
  7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
  8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

Với quy định này thì người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm theo những nội dung nêu trên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có được mang vali lên xe buýt không?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên phục vụ trên xe buýt có quyền từ chối vận chuyển khi hành khách mang theo hành lý với trọng lượng và kích thước vượt quá quy định không?

Theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe buýt có quyền từ chối vận chuyển hành khách khi hành khách mang theo hành lý với trọng lượng và kích thước vượt quá quy định.

Hành khách đi xe buýt được mang theo hành lý với trọng lượng và kích thước tối đa là bao nhiêu?

Theo Điều 37 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt, hành khách đi xe buýt được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.

Có thể uống bia ở trạm xe buýt không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm công cộng không được uống rượu, bia như sau:
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm: Nhà chờ xe buýt.
Như vậy, theo quy định trên thì không được phép uống rượu, bia tại trạm xe buýt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment