Có được tham gia giao thông bằng ván trượt?

by Thúy Duy

Chào CSGT, hôm nay khi tham gia lưu thông đoạn đường gần công viên tôi thấy một số thanh thiếu niên đội mũ bảo hiểm đi bằng ván trượt nhìn rất huy hiểm, vậy có được tham gia giao thông bằng ván trượt không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, trong lưu thông đường bộ số lượng phương tiện và các loại phương tiện tham gia giao thông rất đa dạng như xe máy, xe đạp, xe ô tô,… Và thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh nhiều thanh thiếu niên dùng ván trượt để tham gia giao thông. Vậy có được tham gia giao thông bằng ván trượt không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Đối tượng tham gia giao thông?

Tham gia giao thông là việc người điều khiển phương tiện giao thông và các phương tiện tham gia giao thông được phép lưu thông trên các làn đường, tuyến đường theo quy định của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm những đối tượng sau:

  • Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ: bao gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
  • Người điều khiển, dẫn dắt súc vật tham gia giao thông.
  • Người đi bộ trên đường.

Thứ hai: Đối với phương tiện tham gia giao thông

Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các phương tiện sau được phép tham gia giao thông:

  • Phương tiện giao thông đường bộ: gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

  • Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Lưu ý: Trước khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải tiến hành đăng ký xe và phải có các giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Có được tham gia giao thông bằng ván trượt?

Có được tham gia giao thông bằng ván trượt?
Có được tham gia giao thông bằng ván trượt?

Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về các hoạt động không được thực hiện trên đường bộ như sau:

  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
  • Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
  • Thả rông súc vật trên đường bộ;
  • Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
  • Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
  • Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
  • Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Theo đó pháp luật không cho phép sử dụng ván trượt và các thiết bị tương tự trên phần đường dành cho xe chạy. Do đó người sử dụng ván trượt chỉ được đi trên các phần đường khác phần đường dành cho xe chạy ví dụ như trên vỉa hè.

Sử dụng ván trượt để tham gia lưu thông có huy cơ tiềm ẩn gì?

Để chơi được môn này, người chơi cần có bàn trượt patin hay giầy trượt. Trò chơi này có tác dụng cải thiện sức khỏe, giúp người chơi nhanh nhẹn, khéo léo hơn. Để đảm bảo an toàn, người chơi patin cần đến phòng tập hoặc những địa điểm rộng, thoáng không có phương tiện giao thông qua lại. Tuy vậy, trên địa bàn Hà Nội hiện có rất ít các khu vui chơi nên nhiều thanh thiếu niên đã bất chấp nguy hiểm, trượt patin trên đường. Thậm chí, một số bạn trẻ còn vượt đèn đỏ, bám đuôi nhau đi thành đoàn, lạng lách đánh võng, đeo tai nghe nhạc khi  trượt patin, gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Được sự cổ vũ nhiệt tình của bạn bè, các “tay đua” còn ra sức thể hiện bằng những pha lạng lách, xoay người trên không rất nguy hiểm. Có trường hợp mới tập trượt, không giữ được thăng bằng đã ngã nhào xuống đường,…

Việc này tiềm ẩn nguy hiểm, có thể dẫn đến chấn thương cho người sử dụng. Vào thời điểm có nhiều phương tiện cùng lưu thông trên đường rất dễ xảy ra tai nạn. Trên thực tế đã có một số bạn trẻ bị sây sát, thậm chí có trường hợp còn bị gẫy tay khi chơi patin, ván trượt trên đường.

Người chơi cần lựa chọn những địa điểm thích hợp như công viên, sân chơi vắng người và nên sử dụng các thiết bị bảo hộ phù hợp.

Không thể phủ nhận những tác dụng của môn trượt patin đối với sự phát triển thể chất của thanh thiếu niên. Song để hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, các bậc phụ huynh cần quản lý chặt chẽ giờ giấc, địa điểm vui chơi của con em mình và chú ý trang bị cho trẻ các dụng cụ bảo hộ, phổ biến các quy định về Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền, kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm các quy tắc về an toàn giao thông.

Sử dụng ván trượt trên đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định, một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Do vậy, trượt patin trên đường giao thông cũng là một trong các hành vi vi phạm Luật này và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý theo Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
  • Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
  • Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.

Theo đó, người sử dụng ván trượt trên đường bộ thì có thể bị xử phạt với mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có được tham gia giao thông bằng ván trượt?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đồ chơi gắn động cơ điện tham gia giao thông có bị cấm không?

Theo Luật Giao thông đường bộ, những xe điện kể trên không nằm trong danh mục phương tiện được phép tham gia giao thông. Vì vậy, Ban An toàn giao thông TP đề nghị Công an TP chỉ đạo Phòng CSGT và Công an các quận, huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các trường hợp người điều khiển xe điện ván trượt hoặc xe điện cân bằng tham gia giao thông trên các tuyến đường

Xe gây tai nạn giao thông có bị tịch thu không?

Căn cứ Điều 47 Bộ luật này có quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Khái niệm phương tiện giao thông đường bộ là gì?

Theo quy định, khái niệm về phương tiện giao thông đường bộ là các phương tiện di chuyển, đi lại công khai trên các con đường. Chúng bao gồm toàn bộ các phương tiện như ô tô, xe máy, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bở iô tô, máy kéo,… Các loại mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khác.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment