Có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi không theo quy định hiện nay?

by Thanh Hằng
Có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi?

Theo quy định, tính đến ngày dự sát hạch lái xe phải bảo đảm đủ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa. Tuy nhiên, do nhiều lí do khách quan, củ quan khác nhau mà nhiều người khi đã 60 tuổi và ngoài 60 tuổi vẫn muốn thi sát hạch bằng lái xe để thuận tiện hơn trong cuộc sống. Nhưng nhiều người không biết rõ quy định khi đã 60 tuổi có được thi bằng lái xe không? Vậy theo quy định hiện nay có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi? Bài viết dưới đây của CSGT sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Điều kiện dự thi bằng lái xe máy

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Đồng thời, căn cứ vào phụ lục I Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì những người đang trong tình trạng mắc các bệnh, tật sau đây không đủ điều kiện thi bằng lái xe:

– Đang rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

– Liệt vận động từ hai chi trở lên

– Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

– Người cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

– Sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Như vậy, hoàn toàn có thể thi bằng lái xe hạng A1 nếu đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe; không thuộc các trường hợp mắc các bệnh, tật như trên.

Có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi?
Có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi?

Có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi?

Căn cứ Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”

Theo quy định này thì người điều khiển phương tiện xe máy bắt buộc phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp dù đã 60 tuổi nhưng nếu muốn điều khiển xe máy thì vẫn phải thi bằng lái xe máy.

Như vậy, theo quy định như trên pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu được lái xe, không có quy định về độ tuổi tối đa được lái xe (trừ xe ô tô chở người trên 30 chỗ người). Cho nên về nguyên tắc thì người 60 tuổi vẫn được thi bằng lái xe.

Mức phạt khi điều khiển phương tiện không có bằng lái xe

Không có Giấy phép lái xe

  • Đối với xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Không mang Giấy phép lái xe

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, trừ trường hợp:

  • Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Đối với xe máy chuyên dùng

  • Không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Loại xe không yêu cầu bằng lái đối với người điều khiển

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;”

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật”.

Bằng lái xe hạng A1 là bằng lái xe hạng thấp nhất, cấp cho đối tượng điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. Dưới hạng A1 không còn hạng nào.

Như vậy, các loại xe cơ giới có dung tích xi – lanh dưới 50 cm3 thì không cần thi bằng lái xe vẫn được phép điều khiển.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có được thi bằng lái xe khi đã 60 tuổi?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục tặng cho nhà đất … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Có thể đổi mới giấy phép lái xe online tại nhà hay không?

Hiện tại, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam đã chính thức cho phép các bạn đăng kí giấy phép lái xe qua mạng internet. Những với đối tượng sử dụng gồm:
Dịch vụ công cấp độ 3 đổi giấy phép lái xe: Áp dụng đối với những người đang có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý và vẫn còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.
Dịch vụ công cấp độ 4 cấp giấy phép lái xe Quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cấp bằng vật liệu PET và còn giá trị sử dụng.

Thời hạn cấp lại giấy phép lái xe là bao lâu?

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Giao xe cho người không có bằng lái có bị tạm giữ phương tiện?

Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment