Công an giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?

by Thúy Duy
Công an giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ xe không

Công an giao thông là một trong những lực lượng quan trọng trong việc giữ gìn, giúp ổn định trật tự, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những lỗi vi phạm giao thông bằng các chế tài hành chính. Quan trọng là thế, nhưng nhiều người dân vẫn thắc mắc không rõ quy định về công an giao thông, nhất là các quy định về thẩm quyền. Vậy công an giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ xe không? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Công an giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?

Việc kiểm tra, giám sát các phương tiện lưu thông trên đường bộ là một trong những thẩm quyền của công an giao thông, trong đó khi phát hiện người lưu thông có dấu hiệu vi phạm, muốn kiểm tra phương tiện thì công an giao thông có quyền yêu cầu dừng xe và kiểm tra các giấy tờ liền quan.

Theo khoản 1 Điều 8 và điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng phương tiện để kiểm soát giao thông, CSGT có quyền kiểm soát các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ của phương tiện bao gồm:

  • Giấy đăng ký xe.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

– Giấy tờ của người điều khiển phương tiện bao gồm:

  • Giấy phép lái xe (Giấy phép lái xe phải phù hợp với loại phương tiện thì được coi là hợp lệ).
  • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng.
  • Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng với người điều khiển xe máy chuyên dùng.
  • Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

– Giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

Trường hợp Cảnh sát giao thông kiểm tra nhưng không mang theo giấy Đăng ký xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Sau khi thấy và nghe hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra giấy tờ thì người tham gia lưu thông cần phải chấp hành nghiêm túc và phối hợp trong quá trình kiểm tra, trong đó nếu thiếu các giấy tờ cần thiết như giấy đăng ký xe thì người điều kiển phương tiện có thể đối diện với chế tài hành chính.

Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

“[..] 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.[…]”

Như vậy, trường hợp Cảnh sát giao thông kiểm tra nhưng không mang theo giấy Đăng ký xe bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ai được phép dừng xe người đi đường?

Công an giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ xe không

Có lẽ theo quy niệm của nhiều người dân thì chỉ có cảnh sát giao thông mới có quyền được dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ, vi phạm. Tuy nhiên, quan niệm này là sai vì ngoài cảnh sát giao thông ra còn một số lực lượng có thẩm quyền khác cụ thể là:

Cảnh sát giao thông (CSGT)
Cảnh sát giao thông là lực lượng có nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông.

Khi có tình huống gây ách tắc giao thông. Hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định; phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe. (Theo Điều 37 khoản 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)

Lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT
Tại khoản 3 Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra; kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Theo Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA, lực lượng cảnh sát khác bao gồm:

Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội; Công an phụ trách xã, Công an phường

Cụ thể hơn, những trường hợp cần huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Được quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP như sau:

– Khi diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.

– Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo.

– Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.

– Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thanh tra giao thông
Lực lượng khác có thẩm quyền dừng phương tiện giao thông chính là thanh tra giao thông. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là bảo vệ các công trình giao thông.

Vì vậy, nếu trong trường hợp một phương tiện lưu thông có thể gây hư hỏng; thiệt hại cho các công trình giao thông đường bộ. Thì thanh tra giao thông có thể dừng phương tiện để xử lý. (Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT).

Lực lượng khác như quản lý thị trường,…
Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc các lực lượng như quản lý thị trường,… được phép dừng phương tiện. Và xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, nếu người tham gia giao thông vi phạm những quy định thuộc lĩnh vực của họ quản lý. Thì họ được phép dừng phương tiện. Và tiến hành xử lý vi phạm lĩnh vực đó. Ngoài ra, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM còn có Lực lượng 141, lực lượng 363. Những lực lượng này là những tổ công tác liên ngành. Gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động; cảnh sát hình sự. Có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự; phòng chống tội phạm trong địa bàn. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang. Nhằm kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn; vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Công an giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ xe không” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ cấp lại sổ đỏ khi bị mất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Hoạt động kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA. Thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nếu phát hiện, thu thập thông tin, lỗi của người tham gia giao thông đường bộ thì CSGT có thẩm quyền xử phạt tổ chức dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý.

CSGT được phép dừng phương tiện giao thông ngay cả khi phương tiện giao thông không có hành vi vi phạm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA. CSGT có quyền dừng phương tiện của bạn để kiểm soát mà không cần phương tiện của bạn có hành vi vi phạm giao thông. Bạn phải dừng phương tiện và chấp hành các yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật khi CSGT có yêu cầu.

Xử lý trong trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính?

Trong trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định về xử lý trong trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like