Mất bằng lái xe máy làm bằng lái ở tỉnh khác được không?

by Thúy Duy
Mất bằng lái xe máy làm bằng lái ở tỉnh khác được không

Bằng lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng khi tham gia lưu thông, bằng lái sẽ giúp người tham sử dụng phương tiện chứng minh mình có đủ điều kiện tham gia lưu thông và là chủ xe. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mất bằng lái xe, gây khó khăn trong việc chứng mình, cũng chính vì thế nhiều người quyết định sẽ đi làm lại. Vậy mấy bằng lái xe máy làm bằng lai ở tỉnh khác được không? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008

Mất bằng lái xe có được tham gia giao thông hay không?

Có rất nhiều lý do dẫn đến người tham gia giao thông bị thất lạc giấy tờ quan trọng, trong đó có bằng lái xe, việc này làm cho người sử dụng phương tiện giao thông gặp khó khăn khi chứng minh rằng mình đã có bằng lái những bị mất. Vậy mất bằng lái xe có được tham gia giao thông hay không?

Thứ nhất, quy định về các giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông:

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

  1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

  1. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Như vậy, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang theo đăng ký xe, giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng loại xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đó, Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc khi tham gia giao thông. Nếu như bị mất hay không có hoặc không mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai, quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô nhưng bị mất bằng lái xe
Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, đường sắt:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

  1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;“

Bên cạnh đó căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

  1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”

Như vậy, khi điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, trường hợp không có Giấy phép lái xe thì bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Mất bằng lái xe máy làm bằng lái ở tỉnh khác được không?

Mất bằng lái xe máy làm bằng lái ở tỉnh khác được không

Có nhiều trường hợp người thi bằng lái xe ở tỉnh A nhưng sau một thời gian lại chuyển sang sinh sống và làm việc tại tỉnh B, dẫn đến khó có thể xin cấp lại bằng lái tại tỉnh A khi mất. Vậy mất bằng lái xe máy làm bằng lái ở tỉnh khác được không? Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 31 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì Sở giao thông vận tải sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe, cấp lại giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải khác chuyển đến; tổ chức cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe bị mất và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu.

Như vậy theo quy định trên đây thì bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe máy bị mất ở bất cứ tỉnh nào. Do đó dù thi bằng lái ở Quảng Ninh nhưng bạn vẫn có thể nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe máy tại Thanh Hóa.

Hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe máy bị mất được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
  • Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Thủ tục cấp lại bằng lái xe bị mất

Người bị mất bằng lái xe phải nhanh chóng thực hiện thủ tục in cấp lại bằng lái xe tại cơ quan có thẩm quyền. Người có nhu cầu xin cấp lại bằng lái cần phải đáp ứng điều kiện giấy phép còn hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 3 tháng và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Điều kiện:

  • Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
  • Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Phương thức nộp:

  • Nộp trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Cơ quan giải quyết:

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết:

  • Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định.

Lệ phí :

  • 135.000 đồng/lần.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giá đất đền bù giải tỏa Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Khai báo gian dối để cấp lại bằng lái xe có sao không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe

Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, bạn sẽ được cấp lại giấy phép lái xe.”
Hiện nay nhiều người có GPLX đã bị thu giữ nhưng cố tình gian dối để đến cơ quan cấp GPLX xin cấp lại do phí cấp đổi chỉ có 135.000 đồng. Ngoài ra, cũng có nhiều người cố tình khai báo, báo mất để xin cấp lại GPLX nhằm sử dụng nhiều GPLX không đúng mục đích.
Chính vì vậy, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN nghiên cứu có chế tài xử lý đối với những trường hợp trong đó có đề xuất các giải pháp xử lý vi phạm đối với hành vi gian dối để được cấp lại GPLX. Tổng cục Đường bộ VN cũng sẽ nghiên cứu đối với một số trường hợp gian dối, cố tình khai báo không đúng để được cấp GPLX có thể sẽ phải sát hạch lại.

Người điều khiển xe máy không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông thì mức phạt thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
“Điều 22. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định;
b) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;
d) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.”
Từ quy định trên, người điều khiển xe máy không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trong thời gian chờ cấp lại Giấy phép lái xe thì người điều khiển xe máy có bị cảnh sát giao thông lập biên bản với lỗi không có bằng lái xe hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:
a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;
b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);
c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.”

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like