Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022?

by Trang Thu
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022?

Khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ; các phương tiện đều phải dừng xe; tuy nhiên dừng thế nào cho đúng lại là một vấn đề khác. Chúng ta không khó để bắt gặp các hình ảnh phương tiện tuy dừng xe nhưng lại dừng ở bóng mát; hay dừng xe nhưng lại đè lên vạch kẻ đường. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là đè lên vạch kẻ đường khi dùng đèn đỏ có vi phạm giao thông không? Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022? Tất cả sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn; điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe; người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo; thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ có phạm luật?

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008; Người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Bên cạnh đó; theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Quy chuẩn này cũng quy định ý nghĩa của vạch liền nét màu trắng được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hay tại các nút giao có vạch người đi bộ qua đường như sau:

“Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt; trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường”.

Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông không được phép đè lên vạch; đi quá vạch kẻ ngang đường; liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm Luật Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định. 

Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022?
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể: 

  • Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.
  • Đối với xe mô tô; xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
  • Đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
  • Đối với xe đạp; xe đạp máy; xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.

Như vậy; hành vi đè lên vạch kẻ đường khi có tín hiệu đèn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tương ứng với loại phương tiện giao thông.

Để đảm bảo an toàn, chúng ta nên chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Khi tham gia giao thông, cần chú ý quan sát tín hiệu đèn; chấp hành tốt các quy định của Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Không nộp phạt hành chính có sao không?

Khi bị xử phạt; các bạn có thể chọn 1 trong các cách nộp phạt vi phạm hành chính sau:

  • Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản)

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không? Luật sư X xin giải đáp như sau:

Hậu quả khi không nộp phạt hành chính

Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. 

Như vậy; thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày; sau thời hạn này được tính là quá thời hạn nộp phạt. 

Do đó; nếu không nộp phạt vi phạm hành chính, bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu thêm tiền chậm nộp phạt.

Các biện pháp cưỡng chế

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
  • Khấu trừ tiền từ tài khoản
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
  • Thu tiền; tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân; tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Cách tính tiền chậm nộp phạt

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quá thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt; thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân; tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”

Theo quy định Khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC  như sau:

4. Bổ sung khoản 2a sau khoản 2 Điều 5 như sau: 

“2a. Cách xác định thời gian để tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt như sau: 

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt; thì các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt và ghi rõ trên biên lai thu phạt số tiền chậm nộp tính đến ngày nộp tiền mà cá nhân; tổ chức bị xử phạt chưa nộp”.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thủ tục cấp hộ chiếu, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gắn máy mà thực hiện hành vi vượt đèn đỏ.

Vượt đèn đỏ gây tai nạn bị xử lý như nào?

Hành vi trên sẽ bị xử lý hình sự với các khung sau:
– Khung 1: phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 5 năm.
– Khung 2: Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp không có giấy phép lái xe; gây tai nạn rồi bỏ chạy;… thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
– Khung 3: Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Vượt đèn đỏ trong trường hợp nào không bị phạt?

Vượt đèn đỏ mà không bị phạt trong các trường hợp như: theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng, vượt đèn đỏ do người không có năng lực trách nhiệm hành chính, xe cứu thương trong thời gian cấp cứu…

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment