Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định?

by Thúy Duy
Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định?

Chào CSGT, hiện nay tôi hay thấy các tàu thuyền chở người trên thuyền rất đông nhiều lúc rất chật rồi vẫn cố nhét thêm. Việc chở quá số người như vậy có bị phạt không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, việc chở người vượt quá số người quy định trên tàu thuyền là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định là bao nhiêu? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Phương tiện thủy nội địa là gì?

Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa. (khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa)

Quy định về vé hành khách trên tàu thuyền

Bán vé và kiểm soát vé

Điều 9. Vé hành khách, bán vé, kiểm soát vé
1. Vé hành khách
a) Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé giấy hoặc vé điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử; hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách theo quy định;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách và hành khách tự thỏa thuận về giá vé cụ thể nhưng không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết. Vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành;
d) Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
Do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành;
Đối với vé giấy: không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin, phải ghi đúng tuyến vận tải và thời gian chạy;
Đối với vé điện tử: có bản in, bản chụp vé theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị kinh doanh vận tải, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.
2. Bán vé hành khách
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải được tự tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, trong nhiều ngày, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé trước thời điểm phương tiện hoạt động:
b) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách;
c) Lập danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kiểm soát vé
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thực hiện kiểm soát vé khi hành khách xuống phương tiện; không cho hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định; giải quyết kịp thời các trường hợp nhầm lẫn vé hành khách.

Trường hợp miễn, giảm giá vé hành khách phương tiện

Điều 10. Miễn, giảm giá vé hành khách
1. Trẻ em dưới một tuổi được miễn vé nhưng phải ngồi chung với hành khách đi kèm. Khi lên tàu phải xuất trình Giấy khai sinh của trẻ em để được miễn vé.
2. Người cao tuổi được giảm tối thiểu 15% giá vé. Khi mua vé phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi để được giảm giá vé.
3. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 25% giá vé. Khi mua vé phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật để được giảm giá vé.
4. Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa căn cứ quy định của pháp luật để quy định mức miễn, giảm giá vé cho hành khách.

Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định?
Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định?

Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định?

Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách trên phương tiện thủy nội địa sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 32 Nghị định 139/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện chở người, hành khách, phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi chở vượt quá số người được phép chở từ 30% đến 50% .
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi chở vượt quá số người được phép chở từ 50% trở lên.

Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lái phương tiện sử dụng phương tiện có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí chỗ ngồi cho hành khách, để hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; để người, hành khách ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;

b) Xếp người, hành khách, hàng hóa, hành lý, xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện khác làm nghiêng lệch phương tiện hoặc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của hành khách;

c) Không phổ biến nội quy đi tàu, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm, chữa cháy cho người, hành khách trên phương tiện;

d) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng với người, hành khách trên phương tiện;

đ) Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật bị dịch bệnh cùng với hành khách trên phương tiện;

e) Không có danh sách hành khách trong mỗi chuyến hoặc danh sách hành khách không đúng quy định, trừ vận chuyển hành khách ngang sông.

Thứ ba, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chạy không đúng tuyến đã thông báo, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác mà chưa được sự đồng ý của hành khách, áp dụng đối với phương tiện có sức chở đến 12 người.

Thứ tư, xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền trưởng có mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc chạy không đúng tuyến đã thông báo, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác mà chưa được sự đồng ý của hành khách như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 50 người đến 150 người;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 150 người.

Thứ năm, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu;

b) Không niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé bằng tiếng Việt và tiếng Anh: thông tin về thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách;

c) Không niêm yết trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu;

d) Không có bảng hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm, chữa cháy;

đ) Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định;

e) Vi phạm nghĩa vụ thông báo lịch trình chạy tàu theo quy định;

g) Không tổ chức diễn tập công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ hàng năm theo quy định;

h) Không giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải.

Thứ sáu, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định khi thực hiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo quy định.

Như vậy, theo quy định như trên luật không cố định một mức phạt cụ thể cho hành vi chở quá số người quy định trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi này sẽ có mức phạt khác nhau.

Tàu thuyền Việt Nam không treo quốc kỳ Việt Nam bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch như sau:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định của tàu thuyền Việt Nam.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:

a) Tàu thuyền nước ngoài không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo không đúng quy định khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam;

b) Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ Việt Nam khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam; không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mức phạt đối với thuyền chở quá số người quy định?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tàu thuyền gây tai nạn bỏ trốn bị xử lý thế nào?

Theo đó, mức phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan công an, cảng vụ đường thủy hoặc UBND địa phương nơi gần nhất khi xảy ra TNGT đường thủy.
Phạt từ 3-5 triệu đối với người gây TNGT đường thủy nếu có một trong các hành vi: không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không cung cấp đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn. Từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn.
Đối với người có một trong các hành vi: không tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có điều kiện hoặc tham gia nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hiện trường; gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn bị phạt 10-20 triệu đồng.
Đáng chú ý, nghị định mới quy định phạt 60-75 triệu đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Phòng Pháp chế, Cục Đường thủy nội địa VN, mức phạt trên tăng gần 10 lần so với trước (theo quy định cũ phạt 6-8 triệu đồng) để tăng răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Liên quan đến vi phạm quy định trục vớt tài sản bị chìm đắm do TNGT đường thủy, nghị định cũng quy định mức phạt cao hơn so với trước.

Vi phạm hành chính quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra mức phạt là bao nhiêu?

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
b) Để rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống biển.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn; kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định;
b) Không có giấy chứng nhận theo quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải nước có lẫn dầu hoặc hợp chất có lẫn dầu không theo đúng các quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải có lẫn dầu hoặc các loại chất độc hại không theo đúng các quy định.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đối với các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2; Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

Không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn trên thuyền bị phạt bao nhiêu?

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa, mức phạt tính trên mỗi thiết bị, dụng cụ:
a) Trang bị không đủ số lượng thiết bị, dụng cụ an toàn (trừ áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân), dụng cụ cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dụng cụ neo đậu, dụng cụ liên kết phương tiện;
b) Trang bị không đúng chủng loại, bố trí không đúng vị trí, sử dụng quá thời hạn quy định của thiết bị, dụng cụ an toàn (trừ áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân), dụng cụ cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dụng cụ neo đậu, dụng cụ liên kết phương tiện.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người có mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người, phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt, trang bị thiết bị thông tin hoặc thiết bị nhận dạng tự động (AIS) trên mỗi phương tiện theo quy định hoặc không duy trì hoạt động của thiết bị thông tin hoặc thiết bị nhận dạng tự động (AIS) theo quy định, áp dụng đối với mỗi thiết bị.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment