Đèn vàng có được vượt không?

by Ngọc Gấm
Đèn vàng có được vượt không?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 ta biết được, khi gặp đèn đỏ người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải dừng lại; khi gặp đèn xanh thì người điều kiện giao thông sẽ được phép đi. Vậy khi người điều khiển giao thông gặp đèn vàng thì đèn vàng có được vượt không? Đây cũng là một trong những câu hỏi thắc mắc mà rất nhiều đọc giả quan tâm. Để giải đáp vấn đề trên mời quý đọc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Đèn vàng có được vượt không?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 đèn tín hiệu giao thông có ba màu tín hiệu đèn như sau:

– Tín hiệu đỏ là tín hiệu cấm đi;

– Tín hiệu xanh là tín hiệu được đi;

– Và cuối cùng là tín hiệu vàng là đèn tín hiệu báo hiệu cho sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.

Khi đang điều khiển phương tiện giao thông gặp tín hiệu vàng thì người điều khiển phương tiện giao thống đó phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy thì người điều khiển phương tiện giao thông được phép đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy:

  • Trong điều kiện thông thường khi gặp đèn vàng, người điều khiển phương tiện sẽ dừng lại trước vạch dừng màu trắng.
  • Trường hợp người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.
  • Và trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy (trường hợp đặc biệt) thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ được phép đi tuy nhiên phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Ngoài trường hợp khi gặp đèn vàng người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng; trường hợp đèn tín hiệu vàng nhấp nháy liên tục người tham gia giao thông được phép vượt đèn vàng. Còn tất cả các trường hợp vượt đèn vàng còn lại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi tham gia giao thông đường bộ.

Vượt đèn có bị phạt không?

Hiện nay theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có một quy định lỗi về tham gia giao thông đường bộ nào mang tên là lỗi vượt đèn vàng. Mà lỗi vượt đèn vàng (trừ hai trường hợp phép luật cho phép tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008) đều sẽ được quy định chung thành lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Theo đó, khi người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn vàng trong những trường hợp vi phạm đã được đề cập ở phần trên sẽ bị xử phạt như sau:

1. Người đi bộ:

Người đi bộ vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng – 100.000 đồng.

2. Đối với xe đạp; xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác:

Người điều khiển phương tiện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.

3. Đối với xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Người điều khiển phương tiện giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng. Và bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Trong trường hợp vượt đèn đỏ; gây ra tai nạn giao thông thì thì hình phạt bổ sung sẽ là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

4. Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Và bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp vượt đèn đỏ; gây ra tai nạn giao thông thì hình phạt bổ sung sẽ là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

5. Đối với xe máy kéo; xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe):

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Và bị xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong trường hợp vượt đèn đỏ ; gây ra tai nạn giao thông thì hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mức phạt do lỗi vượt đèn vàng

STTLoại phương tiệnMức phạtMức phạt bổ sung
1.Người đi bộ60.000 đồng – 100.000 đồng.   
2.Xe đạp; xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác100.000 đồng – 200.000 đồng. 
3.Xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy600.000 đồng – 1.000.000 đồng– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. – Trong trường hợp vượt đèn đỏ; gây ra tai nạn giao thông thì thì hình phạt bổ sung sẽ là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.  
4.Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô3.000.000 – 5.000.000 đồng– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
– Trong trường hợp vượt đèn đỏ; gây ra tai nạn giao thông thì hình phạt bổ sung sẽ là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.  
5.Xe máy kéo; xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe)1.000.000 – 2.000.000 đồng– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Trong trường hợp vượt đèn đỏ; gây ra tai nạn giao thông thì hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.  

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chuyển hướng không nhường đường cho xe đi ngược chiều bị phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, thời hạn sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe hiện nay của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Khi gặp đèn vàng phải làm gì?

Trong điều kiện thông thường khi gặp đèn vàng, người điều khiển phương tiện sẽ dừng lại trước vạch dừng màu trắng.
Trường hợp người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.
Và trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy (trường hợp đặc biệt) thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ được phép đi tuy nhiên phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Ngoài trường hợp khi gặp đèn vàng người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng; trường hợp đèn tín hiệu vàng nhấp nháy liên tục người tham gia giao thông được phép vượt đèn vàng. Còn tất cả các trường hợp vượt đèn vàng còn lại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi tham gia giao thông đường bộ.

Ô tô Vượt đèn bị phạt bao nhiêu tiền?

Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Và bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp vượt đèn đỏ; gây ra tai nạn giao thông thì hình phạt bổ sung sẽ là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment