Đi máy bay có được mang nước hoa không?

by Ngọc Gấm
Đi máy bay có được mang nước hoa không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về quy định về việc đi máy bay có được mang nước hoa không? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Một trong những thói quen của nhiều người Việt Nam khi đi ra nước ngoài đó chính là mua một vài chai nước hoa mắc tiền để sau khi về nước sử dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì khi đi máy bay có được mang nước hoa không? Nếu đi máy bay được đem nước hoa thì được đem tối đa bao nhiêu chai nước hoa?

Để có thể giải đáp thắc mắc về quy định về việc đi máy bay có được mang nước hoa không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014

Nghị định 162/2018/NĐ-CP

Quyết định 1541/QĐ-CHK

Thông tư 13/2019/TT-BGTVT

Quy định về kiểm tra giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát

Theo quy định tại Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát như sau:

– Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT và đã được kiểm tra an ninh hàng không; hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, không làm chung cho nhiều người. Trước khi cho hành khách lên tàu bay, nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với giấy tờ về nhân thân và thẻ lên tàu bay để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.

– Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với thẻ lên tàu bay hoặc vé đi tàu bay và giấy tờ về nhân thân, phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.

– Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục trong các trường hợp sau:

  • Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
  • Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.

– Hành khách không có hành lý ký gửi được tự làm thủ tục cho mình qua hệ thống làm thủ tục trực tuyến, quầy tự làm thủ tục được hãng hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan cho phép mà không cần có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không.
– Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không trước khi vào khu vực hạn chế 100%, trừ trường hợp được miễn kiểm tra an ninh hàng không theo quy định; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.”

– Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có thiết bị soi chiếu cơ thể (không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng), buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.”

– Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:

  • Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân của hành khách với vé, thẻ lên tàu bay bằng giấy hoặc trên thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính…) và hành khách;
  • Hướng dẫn hành khách thực hiện các yêu cầu cởi bỏ vật dụng cá nhân, đặt hành lý, đồ vật lên băng chuyền máy soi tia X;
  • Kiểm tra hành khách bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, kiểm tra trực quan, lục soát hành khách;
  • Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
  • Tiếp nhận hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X và chuyển cho nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra trực quan, lục soát;
  • Kiểm tra trực quan, lục soát hành lý xách tay, đồ vật;
  • Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca; xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên báo cáo; không trực tiếp thực hiện các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.

– Hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay như sau:

Đi máy bay có được mang nước hoa không?
Đi máy bay có được mang nước hoa không?
  • Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
  • Hành khách đi qua cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể (nếu có), nếu cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể báo động hoặc hành khách có biểu hiện nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;”
  • Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.

– Hành khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp cho đến khi lên tàu bay.

– Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.

– Việc kiểm tra trực quan hành khách, hành lý xách tay được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc tại buồng lục soát. Việc kiểm tra trực quan hành khách tại điểm kiểm tra an ninh hàng không do người cùng giới tính thực hiện, trong trường hợp cần thiết, nhân viên nữ có thể kiểm tra hành khách nam. Việc kiểm tra trực quan tại buồng lục soát phải do người cùng giới tính thực hiện, có người thứ ba cùng giới chứng kiến và phải lập biên bản kiểm tra trực quan.

– Trường hợp phát hiện vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay theo quy định thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Thông tư này.

– Kiểm tra bổ sung ngẫu nhiên tối thiểu 10% (bao gồm kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị, động vật phát hiện chất nổ) sau kiểm tra an ninh hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu (của hành khách hoặc cấp có thẩm quyền). Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày. Phương pháp, quy trình kiểm tra trực quan ngẫu nhiên hành khách, hành lý xách tay được quy định trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.”

– Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.

Các đồ vật bị cấm mang lên máy bay tại Việt Nam

 Theo Quyết định 1541/QĐ-CHK của Cục Hàng không Việt Nam về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay, các đồ vật nguy hiểm cấm mang lên máy bay bao gồm:

  • Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay.
  • Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định).
  • Các chất hóa học như: Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt; Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm; Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm.
  • Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng. Vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng như: các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ (rìu, dao phay); dao lam, dao rọc giấy, súng tự chế, súng phóng lao, súng cao su, các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 6cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; kéo có lưỡi dài trên 6 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc;
  • Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay.
  • Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng.
  • Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng.

Đi máy bay có được mang nước hoa không?

Theo quy định tại số thứ tự thứu 8 Mục III Danh mục vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên máy bay quy định như sau:

Dụng cụ, đồ trang điểm, vệ sinh cá nhân      
8) Đồ trang điểm, vệ sinh cá nhân (bao gồm cả bình xịt)KhôngKhôngĐồ trang điểm, vệ sinh ở đây gồm các đồ như keo xịt tóc, nước hoa,… (chất lỏng và dung dịch xịt):
a) Đối với mỗi loại, khối lượng không quá 0,5 kg hoặc thể tích không quá 0,5 lít;
b) Bình xịt có van xả phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để khí không bị rò rỉ;
c) Mỗi hành khách được mang các vật ở mục này và ở các mục 3 và 11 với tổng khối lượng không quá 2 kg hoặc thể tích không quá 2 lít, mỗi bình đựng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.

Như vậy theo quy định hàng khách được quyền mang nước hoa lên máy bay. Tuy nhiên đối với mỗi loại, khối lượng không quá 0,5 kg hoặc thể tích không quá 0,5 lít; nếu nước hoa ở dạng bình xịt có van xả phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để khí không bị rò rỉ; và tổng khối lượng của các chai nước hoa không được quá tổng 2 kg hoặc thể tích không quá 2 lít, mỗi bình đựng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.

Ví dụ tại hãng máy bay Vietnam Airlines: Trên chuyến bay quốc tế, hành khách mang theo chất lỏng, bình xịt, gel theo người và hành lý xách tay với điều kiện mỗi hành khách được mang tối đa không quá 01 lít với dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 mi-lilít, đồng thời phải được đóng kín hoàn toàn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Đi máy bay có được mang nước hoa không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao?

Hành khách mang dao lên tàu bay có thể bị xử phạt theo điểm e khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Theo đó, hành vi đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định có thể bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng.

Hành khách mang nước hoa quá quy định lên máy bay nhân viên kiểm tra an ninh có bị xử phạt không?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 162/2018/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu hành vi của nhân viên an ninh có dấu hiệu uy hiếp đến an ninh hàng không, mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên tới 10 triệu đồng. Đồng thời, nhân viên an ninh hàng không có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 1 tháng.

Nhảy múa ở sân đỗ lúc máy bay đang di chuyển có bị xử phạt không?

Có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP:
Điều 11. Vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.
Như vậy, với hành vi nhảy múa ở sân đỗ lúc máy bay đang di chuyển, cô gái có thể bị xử phạt hành chính với lỗi đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép. Với lỗi này sẽ bị xử phạt từ 1 triệu-3 triệu đồng

Rate this post

You may also like

Leave a Comment