Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?

by Minh Nhật
Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không

Hiện nay, không hiếm những trường xảy ra xích mích, tranh cãi, thâm chí gây gổ vì vấn đề đỗ xe trước của nhà người khác. Nhiều người dân đặt ra câu hỏi liệu có quy định xử phạt đối với hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác. Vậy hôm nay, hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời cho vấn đề: “Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?”

Căn cứ pháp lý:

Quy định của Luật giao thông đường bộ về việc dừng đỗ xe?

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ đã quy định tương đối rõ ràng về vấn đề đỗ xe. Căn cứ theo Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi bổ sung 2011, người điều khiển phương tiện khi đỗ xe cần đảm bảo:

  • Phải đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe như: Có tín hiệu báo; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng; xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh,…
  • Không được đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; trước cổng trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế; không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định;…
  • Đỗ xe trên đường phố phải đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

Như vậy, đối chiếu với Luật giao thông đường bộ 2008, sửa đổi bổ sung 2011, nếu người điều khiển phương tiện không vi phạm 1 trong những trường hợp trên thì sẽ không bị phạt.

Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?

Hiện nay, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt lẫn Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đều không quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác.

Vì vậy, có thể khẳng định việc đõ xe trước cửa nhà người khác, nếu không vi phạm quy định tại Điều 18, 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi bổ sung 2011 thì sẽ không bị phạt.

Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không
Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không

Mức xử phạt đối với hành vi đỗ xe trái quy định

Nếu người đỗ xe vi phạm quy định tại Điều 18, 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi bổ sung 2011, người đó có thể phải chịu mức phạt như sau:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi:

  • Đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
  • Đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
  • Đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường;
  • Đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
  • Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
  • Đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi đỗ xe.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối vơi hành vi:

  • Đỗ xe tại vị trí: nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;
  • Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;
  • Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
  • Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;
  • Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
  • Đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, đăng ký bảo vệ thương hiệu; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt mức xử phạt giữa dừng xe và đỗ xe không sát lề đường?

Đối với trường hợp dừng xe và đỗ xe không sát lề đường được pháp luật quy định mức xử phạt như sau:
– Dừng xe không sát lề đường bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
– Đỗ xe không sát lề đường bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Lái xe phải đỗ xe trên đường dốc khi nào?

Không ai muốn xe mình phải đỗ nghiêng nghẻo trên những mặt đường không bằng phẳng, cao – thấp không đồng đều. Tuy nhiên, vì một số lý do bất khả kháng, lái xe buộc phải cho đỗ xe trên đường dốc. Cụ thể:
– Vận chuyển hàng hoặc hành khách trên địa hình gần như đều là đồi núi
– Xe gặp tai nạn hoặc bị hư hỏng ngay đoạn đường dốc
– Nơi đỗ xe có địa hình dốc (trước cửa nhà, bãi đỗ nơi làm việc, hầm cầu vượt…)

Nguyên tắc đỗ xe trên đường dốc cần nhớ

Không đỗ xe ở các góc cua dù đang lên hay xuống dốc
Không đỗ xe ở các đoạn đường hẹp, bị khuất tầm nhìn
Không đỗ xe trên đường cao tốc
Cố gắng đỗ xe ra khỏi phần đường xe chạy nếu có thể để không gây ảnh hưởng đến tình hình lưu thông chung
Dùng biển cảnh báo ở cách xe khoảng 100m để báo cho xe khác biết xe bạn đang đỗ phía trước để đảm bảo an toàn.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment