Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

by Minh Nhật
Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

Trên thực tế, nhiều người dân khi bị CSGT kiểm tra, xử phạt hành chính có yêu cầu xem chuyên đề của đơn vị CSGT xử phạt mình. Vậy pháp luật quy định về vấn đề như thế nào? Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

CSGT được tạm dừng phương tiện giao thông trong trường hợp nào?

Bên cạnh câu hỏi “Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?”, việc xác định những trường hợp CSGT được tạm dừng xe cũng là điều người dân cần năm rõ. Thông tư Thông tư số 65/2020/TT-BCA đã quy định rất rõ về trường hợp này. Theo Điều 16 Thông tư số 65/2020/TT-BCA, CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp:

  • Trực tiếp phát hiện/thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm giao thông đường bộ cũng như các hành vi vi phạm khác.
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng có liên quan về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm…. Văn bản đề nghị phải ghi rõ: Thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, có thể thấy, CSGT cso quyền dừng phương tiện giao thông để kiểm tra hành chính ngay cả khi người điều khiển phương tiện không vi phạm Luật giao thông.

Khi tạm dừng phương tiện, CSGT có quyền kiểm tra những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA Khi dừng phương tiện, CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ nhân và giấy tờ liên quan đến phương tiện lái xe bao gồm:

  • Giấy phép lái xe
  • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
  • Giấy đăng ký xe;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định);
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT có quyền thực hiện kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông:

  • Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;
  • Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;
  • Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;
  • Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

Những nội dung CSGT cần công khai theo quy định của pháp luật

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát, CSGT sẽ phải công khai một số thông tin. Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA, CSGT sẽ phải công khai các thông tin sau đây:

  • Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
  • Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
  • Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
  • Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
  • Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?
Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?

Người dân có được quyền xem chuyên đề của CSGT không?

Chuyên đề là một nội dung mà CSGT cần công khai. Tuy nhiên, Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định CSGT chỉ công khai chuyên đề thông qua một hoặc tất cả các hình thức sau:

  • Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
  • Đăng Công báo.
  • Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
  • Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
  • Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể kết luận rằng: Khi bị CSGT dừng xe kiểm tra, người dân không được xem chuyên đề của CSGT.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cảnh sát giao thông phải bồi thường cho người dân khi xử phạt sai?

Việc bồi thường xảy ra nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Đã xảy ra thiệt hại;
– Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật không thể truy cứu nguồn gốc của các trường hợp bất khả kháng, không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra; thiệt hại xảy ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định?

Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã)

Công an phải ứng xử ra sao ở nơi công cộng?

Theo Điều 11 Thông tư này thì Công an nhân dân có các quy tắc ứng xử ở nơi công cộng như sau:
– Gương mẫu chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng, các chuẩn mực đạo đức công dân được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện; ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự, vệ sinh công cộng.
– Không có lời nói, hành vi vi phạm các chuẩn mực về thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc nơi công cộng.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment