Các quy định cho trẻ em trên xe ô tô hiện nay

by Trúc Hà
Các quy định cho trẻ em trên xe ô tô hiện nay

Chào CSGT, tôi vừa mua một chiếc xe ô tô để tiện cho việc đi lại của cả gia đình. Nhưng gia đình tôi có con nhỏ 6 tuổi, tôi không biết hiện nay các quy định cho trẻ em trên xe ô tô được quy định như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ. Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Vì sao cần có quy định an toàn cho trẻ em khi đi ô tô?

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác lo ngại khi cho trẻ em di chuyển bằng xe ô tô. Nhằm giảm thiểu rủi ro và giúp phụ huynh yên tâm hơn, chính phủ các quốc gia đã ban hành bộ luật an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ nhỏ và yêu cầu người dùng phải tuân thủ.

Tại châu Âu, các quốc gia đã công bố những quy định bắt buộc sử dụng ghế và đai an toàn khi đi ô tô từ năm 1970 đối với cả người lớn và trẻ em. Mỹ cũng là một trong số những quốc gia chú trọng vào luật an toàn giao thông. Quy định sử dụng ghế chuyên dụng có thắt dây, ghế nâng có đai an toàn được áp dụng cho tất cả các bang. Thống kê cho thấy biện pháp an toàn này đã làm giảm nguy cơ chấn thương cho trẻ em từ 71 – 82%.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật chính thức và quy định bảo vệ trẻ em khi đi ô tô, đồng thời chưa đưa ra những khuyến nghị chi tiết phù hợp với chiều cao, cân nặng và độ tuổi của trẻ em. Mặc dù vậy, bố mẹ vẫn cần chú ý những quy tắc nhất định để giữ an toàn cho trẻ em khi đi ô tô, hạn chế rủi ro ngoài ý muốn.

Quy định cho trẻ em trên xe ô tô

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành), Bộ Công an đề xuất: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, quy định trên còn “yếu”, chưa bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ em khi tham gia giao thông. Do đó, bố mẹ cần lưu ý một sô quy tắc được nêu ra dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngồi hàng ghế trước

Khuyến nghị đầu tiên để bảo vệ con trẻ khi đi ô tô chính là lựa chọn vị trí ngồi phù hợp. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tổn thương cho bé nếu không may xảy ra sự cố.

Để trẻ ngồi vào lòng khi lái xe cũng là điều cần tránh. Nhà sản xuất có khuyến cáo, túi khí bung sẽ gây sát thương lớn cho trẻ. Vị trí thích hợp nhất cho trẻ em là ở hàng ghế sau, ghế ngồi riêng của trẻ nên đặt so cho mắt trẻ có thể quan sát không gian bên ngoài để tránh mệt mỏi, say xe.

Đối với xe ô tô 5 chỗ, ghế hành khách phía trước là nơi nguy hiểm nhất, vì người ngồi có thể bị tổn thương do quán tính của người lái thường đánh vô lăng theo hướng bảo vệ bản thân khi xảy ra va chạm. Mặt khác, nếu túi khí và dây an toàn không đảm bảo chất lượng, phần ngực và đầu có thể va chạm với taplo.

Sử dụng ghế ngồi ô tô chuyên dụng cho bé dưới 4 tuổi

Từ năm 2017, tiêu chuẩn ECE R129 (hay còn gọi là i-Size) quy định về ghế ngồi trẻ em trên xe ô tô đã được ban hành và thực hiện trên diện rộng. Bố mẹ có thể căn cứ theo những quy định này để trang bị chỗ ngồi phù hợp với độ tuổi, chiều cao và cân nặng của bé.

Trẻ em dưới 4 tuổi có thể trạng yếu hơn người lớn rất nhiều và dễ chịu thương tổn nặng hơn bởi những va chạm khi di chuyển bằng xe hơi. Do đó, bố mẹ cần trang bị ghế ngồi ô tô chuyên dụng để mang lại cảm giác thoải mái và bảo đảm an toàn cho con.

Các quy định cho trẻ em trên xe ô tô hiện nay
Các quy định cho trẻ em trên xe ô tô hiện nay

Thắt dây an toàn cho trẻ em

Dù trẻ ngồi ghế riêng hay có thể ngồi cùng ghế người lớn thì bạn cũng cần tập thói quen thắt dây an toàn cho trẻ. Đây được xem là hành động cơ bản, bắt buộc đầu tiên để hình thành thói quen cho trẻ khi bước vào xe hơi.

Không để trẻ em chơi đùa trên xe

Do đó, khi chơi đùa trên xe sẽ dễ bị ngã va chạm vào các bộ phận trên xe dẫn đến chấn thương, đặc biệt khi xe chạy nhanh, đổi hướng. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện cũng khó tập trung để điều khiển xe. Khi bạn chó trẻ chơi đùa trên xe thường sẽ bị cuốn theo trò chơi dẫn tới không làm chủ được hành động nên không thể ngồi yên tại chỗ, nên dễ bị ngã va chạm vào các bộ phận trên xe gây chấn thương nhất là khi xe chạy nhanh, đổi hướng.

Trang bị khóa an toàn cho trẻ em trên ô tô

Hiện nay, các hãng sản xuất xe hơi đều trang bị khóa trẻ em nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Khi kích hoạt sẽ không thể mở cửa xe từ bên trong. Điều này góp phần tránh được tình trạng trẻ em đùa nghịch vô tình mở cửa xe khi ô tô đang di chuyển.

Dừng nghỉ thường xuyên, hành trình hợp lý

Trước mỗi hành trình dài, bạn cần lên lịch trình phù hợp, có nhiều điểm dừng đỗ để trẻ ra ngoài hít thở không khí, chạy nhảy tái tạo năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt do trẻ không thể chịu đựng tốt như người lớn nếu muốn đi vệ sinh. Nếu trẻ đã biết đi, khi nghỉ giữa đường hạn chế bế ẵm mà để bé tự đi lại, vận động cơ thể cho tỉnh táo.

Luôn để mắt đến trẻ em

Khi cho trẻ đi ôtô bạn nên để trẻ ngồi trên ghế riêng cài đặt thêm ở hàng ghế sau, đồng thời cần thắt dây an toàn cho trẻ. Khi bạn lái xe thì có thể kể chuyện, pha trò hoặc thực hiện những giao tiếp vui vẻ thu hút sự chú ý của trẻ, hoặc đưa trẻ vào giấc ngủ nếu hành trình dài.

Cần chú ý dù trẻ đã ngủ hay còn thức, bạn cũng cần chủ động liếc kính hoặc quay đầu lại nhìn (với điều kiện đảm bảo an toàn khi lái xe) để có thể xem phản ứng của trẻ như buồn ngủ hay muốn đi vệ sinh, tuột dây an toàn…

Không để trẻ ở một mình trên xe

Cần chú ý không được để trẻ em một mình trên xe ô tô. Bởi vì trẻ có thể đạp nhầm ga, gạt cần số khiến xe di chuyển ra đường, lao xuống vực…Trẻ cứ ở lỳ trong xe mà không bật điều hòa hoặc ngủ quên thời gian lâu cũng rất dễ dẫn đến ngộ độc khí CO gây tử vong.

Quy định số người ngồi trên xe ô tô có tính lỗi trẻ em không?

Nếu trẻ em đi cùng ô tô khi trên xe đã đủ số lượng người theo quy định thì chủ xe vẫn sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật về quy định số người ngồi trên xe. Tuy nhiên, trên thực tế thì nếu có trẻ em dưới 6 tuổi phải ngồi trong lòng người lớn để đảm bảo an toàn khi xe lưu thông thì không bị xử phạt.
Ví dụ: Xe ô tô gia đình 5 chỗ, theo quy định được chở vượt quá 1 người nhưng nếu trên xe có 5 người lớn và thêm 3 trẻ em dưới 2 tuổi. Trường hợp này không bị phạt do các bé còn quá nhỏ, cần ngồi chung, ngồi trong lòng người lớn để đảm bảo an toàn.
Như vậy, quy định số người ngồi trên xe ô tô với từng loại xe là rất rõ ràng, nếu chủ xe, người lái xe không tuân thủ theo các quy định sẽ bị phạt từ 400.000 VNĐ đến tối đa 40.000.000 VNĐ tùy số lượng người, tùy loại xe.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Các quy định cho trẻ em trên xe ô tô hiện nay”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tra cứu quy hoạch thửa đất, hợp đồng mua bán nhà đất mẫu, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô 4 chỗ chở 5 người lớn và 1 trẻ em có vi phạm về chở quá số người quy định không?

Theo Luật giao thông đường bộ quy định về đường cao tốc như sau “Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt”.
Trên tuyến các tuyến đường cao tốc chỉ có hai làn xe và chỉ có vạch chia hai chiều đường mà không phải dải phân cách (cố định hoặc di động).
Dải phân cách cũng được xác định là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều chạy xe riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân chia gồm các loại cổ định và loại di động”.
Như vậy trên tuyến đường cao tốc chỉ có 2 làn xe, đã có phần chiều đi rõ ràng. Người đi xe máy đi đúng chiều của mình và không được đi ngược chiều.

Có nên cấm trẻ em ngồi ghế trước xe ôtô?

Tại Khoản 3 Điều 8 của dự thảo Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ôtô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”.
uy nhiên, theo quan điểm người viết thì việc chỉ dựa vào nguyên nhân trên mà cấm trẻ em ngồi phía trước là chưa thỏa đáng, không thuyết phục.
Bởi vì, thông thường theo tiêu chuẩn quốc tế, trẻ em ở độ tuổi 12 thường có chiều cao 1,35m, trong khi ở Việt Nam hiện chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào về các vụ tai nạn xảy ra đối với trẻ em liên quan đến độ tuổi và chiều cao. Lấy điều kiện, tiêu chuẩn của nước ngoài, nhất là các nước Âu, Mỹ để áp dụng ở Việt Nam là chưa phù hợp, không khoa học.
Ngược lại, nhiều trẻ ở độ tuổi dưới 12 nhưng đã cao trên 1,35m mà bị phạt là vô lý, nếu dựa vào lý do chưa đủ chiều cao để sử dụng dây an toàn.

Những vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn cho trẻ em

Vị trí an toàn nhất trên xe ô tô dành cho trẻ em chính là ở hàng ghế sau. Ngay sau ghế lái, ghế chính giữa của hàng ghế phía sau hoặc phía sau ghế phụ phía trước là 3 vị trí ngồi an toàn nhất trên xe ô tô dành cho trẻ nhỏ

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment