Giấy tờ xe photo công chứng có giá trị không?

by Thúy Duy
Giấy tờ xe photo công chứng có giá trị không?

Chào CSGT, hôm nay tôi có dọn dẹp lại nhà để sửa sang lại nhưng đã làm mất các giấy tờ xe chỉ còn lại bản photo có công chứng. Liệu giấy tờ xe photo công chứng này có giá trị đi đường hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay nhiều người với tâm lý sợ bị lạc giấy tờ xe nên hay thường có những bản photo công chứng các loại giấy tờ đó. Để tìm hiểu việc giấy tờ xe photo công chứng có giá trị hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Công chứng là gì?

Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Giấy tờ xe bao gồm những gì?

Giấy tờ cần mang khi điều khiển xe máy

Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ, điểm 3 mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) và Điều 20 Luật căn cước công dân thì những loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình được khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông, gồm:

  • Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác).
  • Đăng ký xe.
  • Giấy phép lái xe.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.

Giấy tờ xe cần mang khi điều khiển ô tô

Theo đó, giấy tờ xe cần mang khi điều khiển ô tô gồm:

  • Giấy đăng ký xe ô tô.
  • Giấy phép lái xe với người điều khiển xe.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, quy định tại Điều 55 của điều Luật này.
  • Sổ đăng kiểm xe ô tô (Sẽ được cấp khi trung tâm kiểm định sử dụng các thiết bị kiểm tra ô tô xem xe có đủ điều kiện đảm bảo lưu thông hay không).
  • Trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điều khiển phương tiện phải cung cấp giấy tờ gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho giấy đăng ký xe.

Không mang giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu?

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,… để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Trường hợp không có hoặc không mang theo, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe

  • Đối với ô tô:

+ Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 6 Điều 16.

+ Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 21).

  • Đối với xe máy:

+ Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17).

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 17.

+ Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 21).

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận kiểm định (áp dụng đối với xe ô tô)

  • Trường hợp không có Giấy chứng nhận kiểm định: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).
  • Trường hợp không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm c Khoản 3 Điều 21).

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe

  • Đối với xe mô tô

+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe:

+ Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).

+ Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

  • Đối với xe ô tô

+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 21).

(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

  • Đối với ô tô: Bị phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 21).
  • Đối với xe máy: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 21).
Giấy tờ xe photo công chứng có giá trị không?
Giấy tờ xe photo công chứng có giá trị không?

Giấy tờ xe photo công chứng có giá trị không?

Theo quy định, các loại giấy tờ mà người dân mang theo khi điều khiển phương tiện phải là giấy tờ bản chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với loại xe đang điều khiển và còn hiệu lực, không thể sử dụng giấy tờ photo, kể cả photo có công chứng (hay chính xác là bản sao chứng thực giấy tờ xe) cũng không được chấp nhận.

Tuy nhiên, theo khoản 13 Điều 80 Nghị định này:

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.

Theo đó, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý mang theo cả bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng để tránh bị xử phạt.

Trường hợp chỉ xuất trình được bản sao giấy tờ xe thì người điều khiển phương tiện vẫn sẽ bị phạt với lỗi không mang theo Giấy đăng ký xe với mức:

  • Từ 200.000 – 400.000 đồng đối với ô tô;
  • Từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy.

Như vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, để hạn chế bị phạt mọi người nên đem đầy đủ giấy tờ xe.

Thời hạn của giấy tờ xe công chứng

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16/2/2015, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

  • Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
  • Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Giấy chứng minh Nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Giấy tờ xe photo công chứng có giá trị không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để chứng minh với CSGT khi quên bằng lái?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy phép lái xe sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy phép lái xe, sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.
Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được giấy phép lái xe thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy phép lái xe.
Ngược lại, nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình hoặc không xuất trình được giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có giấy phép lái xe.
Như vậy, nếu quên mang giấy phép lái xe, người tham gia giao thông chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong thời hạn quy định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người quên giấy phép lái xe dễ dàng chứng minh lỗi của mình.

Cà vẹt xe photo công chứng có bị phạt không?

Nếu sử dụng cà vẹt xe photo công chứng có thể bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Sau đây viết tắt là Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Trừ trường hợp quy định tại khoản 13, điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“ 13. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.”
Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông sử dụng cà vẹt xe công chứng vẫn có thể bị phạt, trừ trường hợp đang thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tại tổ chức tín dụng. Trong trường hợp tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe, người điều khiển tham gia giao thông được sử dụng bản sao giấy đăng ký xe và bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực để thay cho giấy đăng ký xe bản chính.

Có được sử dụng bản sao y đăng ký xe khi CSGT tạm giữ giấy tờ?

Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, trong trường hợp bị tạm giữ giấy tờ, người điều khiển phương tiện không được phép sử dụng cà vẹt xe photo công chứng để tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment