Vi phạm giao thông có thể bị phạt tới 75 triệu đồng từ năm 2022?

by Trang Thu
Vi phạm giao thông có thể bị phạt tới 75 triệu đồng từ năm 2022?

Từ năm 2022 có rất nhiều quy định mới có hiệu lực; đặc biệt là các quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong đó có quy định về tăng mức tiền xử phạt vi phạm giao thông. Có nhiều thông tin cho rằng: Từ năm 2022; vi phạm giao thông có thể bị phạt tới 75 triệu đồng. Vậy thông tin này có chính xác không? Luật sư X sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vi phạm giao thông là gì?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Hiện nay; các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể; chi tiết. Vì vậy; hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.

Ví dụ: điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; ô tô không có bình chữa cháy;…

Tuỳ thuộc vào tính chất của vi phạm pháp luật; vào hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà các hành vi vi phạm giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vi phạm hành chính. Trong đó; vấn đề vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng đang được mọi người đặc biệt quan tâm. Cụ thể như sau:

Vi phạm giao thông có thể bị phạt 75 triệu đồng?

Từ ngày 1-1-2022, có 6 luật bắt đầu có hiệu lực. Ngoài Luật bảo vệ môi trường năm 2020; Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; Luật biên phòng Việt Nam năm 2020; Luật phòng, chống ma túy năm 2021; Luật thống kê sửa đổi năm 2021; thì Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 cũng có hiệu lực. Vậy có phải theo luật mới thì người vi phạm giao thông có thể bị phạt 75 triệu đồng không? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Cụ thể, từ 1-1-2022; người vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng. Quy định tại Khoản 10 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) có quy định:

1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:

d) Phạt tiền đến 75 triệu đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;

Như vậy là trong đó có; Lĩnh vực giao thông đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội tăng từ 40 triệu lên 75 triệu đồng; Lĩnh vực cơ yếu, giáo dục, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia tăng từ 50 triệu lên 75 triệu đồng;

Một lần nữa khẳng định: Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân sẽ là 75 triệu đồng.

Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến

Nộp phạt giao thông trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia:

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Địa chỉ https://dichvucong.gov.vn > Chọn Thanh toán trực tuyến > Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông.

Bước 2: Người dùng nhập các thông tin trên biên bản xử phạt

gồm các thông tin bắt buộc: số biên bản, họ tên người vi phạm, đơn vị lập biên bản xử phạt: Tỉnh/thành phố, đơn vị CSGT, ngày vi phạm, mã bảo mật > Chọn Tra cứu.

Tra cứu quyết định xử phạt vi phạm giao thông
Tra cứu quyết định xử phạt vi phạm giao thông

Kết quả sẽ hiển thị một số trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Nếu cơ quan công an chưa ra quyết định xử phạt, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Chưa có quyết định xử phạt”;
  • Trường hợp 2: Nếu quyết định xử phạt đã được thanh toán, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Quyết định xử phạt đã được thanh toán”;
  • Trường hợp 3: Nếu đã có quyết định xử phạt và chưa được thanh toán, hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết gồm: Số quyết định, Ngày ra quyết định, Hành vi vi phạm, Số tiền phạt.
Kết quả sẽ hiển thị
Tra cứu quyết định xử phạt vi phạm giao thông

Bước 3: Thanh toán và nhận kết quả.

Thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt

  • Bước 1: Bên dưới kết quả quyết định xử phạt vi phạm giao thông, chọn Thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt > Nhập thông tin người nộp tiền > Chọn Thanh toán.
  • Bước 2: Hệ thống chuyển sang giao diện của Nền tảng thanh toán, bạn chọn ngân hàng/ví điện tử  > Chọn Thanh toán.
  • Bước 3: Nhập thông tin thẻ ngân hàng > Chọn Thanh toán.
  • Người dùng có thể tải biên lai về máy tính hoặc điện thoại để xuất trình khi nhận giấy tờ tạm giữ tại cơ quan xử phạt (nếu có yêu cầu).

Thanh toán và nhận kết quả tại nhà

  • Bước 1: Bên dưới kết quả quyết định xử phạt vi phạm giao thông, chọn Thanh toán trực tuyến và nhận kết quả tại nhà > Màn hình hiển thị lựa chọn loại tài khoản muốn đăng nhập > Nhập tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực > Chọn Đăng nhập.
  • Bước 2: Hệ thống sẽ điều hướng vào trang tiện ích và lưu lại thông tin trong Thông tin cá nhân > Tiện ích > Nộp phạt giao thông > Thông tin vi phạm. Tại quyết định xử phạt cân thanh toán, chọn Nhận kết quả tại nhà qua VNPost Thanh toán.
  • Bước 3: Hệ thống hiển thị màn hình thông tin nhận kết quả tại nhà như sau: Các thông tin cá nhân được lấy từ thông tin tài khoản, thông tin địa chỉ mặc định là thông tin người dùng đã khai báo trong Tài khoản. Người dùng có thể thay đổi địa chỉ nhận theo nhu cầu > Chọn Tiếp tục thanh toán.

Có thể bạn quan tâm:

Video Luật sư X chia sẻ về việc vi phạm giao thông có thể bị phạt tới 75 triệu đồng từ năm 2022

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc liên hệ qua các kênh:

Câu hỏi thường gặp

Một số hành vi tăng mức phạt từ năm 2022 cần lưu ý?

– Lĩnh vực điện lực tăng từ 50 triệu lên 100 triệu đồng;
– Lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tăng từ 100 triệu lên 200 triệu đồng;
– Lĩnh vực báo chí tăng từ 100 triệu lên 250 triệu đồng;
– Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.
– Đồng thời, Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi cũng bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực, như lĩnh vực tín ngưỡng, đối ngoại có mức phạt tối đa là 30 triệu đồng; cứu nạn, cứu hộ là 50 triệu đồng; an toàn thông tin mạng là 100 triệu đồng; sở hữu trí tuệ là 250 triệu đồng…

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để nhận lại xe bị tạm giữ?

Khi đến nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Quyết định trả lại phương tiện;
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
Đáng chú ý, bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên để nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Quy trình Cảnh sát giao thông xử phạt nguội là gì?

– Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông
– Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất
– Bước 3: CSGT thông báo hành vi vi phạm
– Bước 4: Lập biên bản vi phạm hành chính

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment