Gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?

by Ngọc Gấm
Gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Gửi xe mà bị mất xe là một trong những chuyện dỡ khóc dỡ cười trong cuộc sống ngày nay. Cứ nghĩ gửi xe là yên tâm sẽ không bị mất trộm. Tuy nhiên sự thật này đã xảy ra hàng ngày trong xã hội tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đi gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Quy định về gửi xe tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật khi bạn tiến hành gửi xe, thì bạn đang thực hiện hoạt động gửi giữ tài tài sản của mình. Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Quyền của các bên trong hợp đồng gửi xe tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên gửi tài sản như sau:

– Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Theo quy định tại Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên giữ tài sản như sau:

– Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.

– Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

– Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

– Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi xe tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên gửi tài sản như sau:

– Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Theo quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:

– Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

– Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

– Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

– Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?
Gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?

Gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?

Nếu bạn có gửi xe tức là bạn có ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản cho nên theo quy định tại khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản – khách hàng có quyền: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Đồng thời, bên phía cửa hàng – người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Chính vì thế mà bạn cứ yên tâm là khi gửi xe mà bạn bị mất xe thì bạn hoàn toàn có thể được bồi thường nếu bạn có yêu cầu.

Việc bồi thường ra sau sẽ phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người bị mất xe và chủ nơi mà bạn gửi xe. Sau đây là một số cách mà người bị mất xe và nơi gửi xe có thể tham khảo để xác định mức bồi thường trong trường hợp này.

Thứ nhất, thuê tổ chức thẩm định giá: Đây là một trong những cách thường được nhiều người lựa chọn. Bởi khi có sự thẩm định giá của một tổ chức thẩm định giá uy tín thì việc xác định giá trị còn lại của chiếc xe cũng trở lên dễ dàng hơn cũng như “dễ thuyết phục” cả hai bên hơn.

Thứ hai, tham khảo giá tại một số hãng bán xe cũ: Dựa vào cách này, người bị mất xe và chủ cửa hàng có thể tham khảo giá bán của một số cửa hàng bán xe uy tín để xác định giá trị của chiếc xe bị mất thông qua giá bán của những chiếc xe cùng loại, cùng hiệu, cùng thời gian sử dụng.

Thứ ba, tính giá trị xe còn lại như cách tính lệ phí trước bạ xe cũ: Đây cũng là một trong những phương án được nhiều người lựa chọn tuy nhiên nó khá phức tạp, mất thời gian. Tuy nhiên, dựa theo cách tính này thì con số được đưa ra sẽ “khá chuẩn”.

Lưu ý: Cách tính giá trị xe này là cách tính giá trị còn lại của xe cũ bởi xe đã được đưa vào sử dụng.

Cụ thể, công thức tính giá trị xe còn lại được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-BTC như sau:

Giá trị còn lại của xe cũ = Giá xe mới x % chất lượng còn lại

Trong đó:

– Phần trăm (%) chất lượng còn lại được tính dựa theo số năm đã sử dụng xe theo bảng sau đây:

STTThời gian đã sử dụngGiá trị còn lại so với xe mới
 1Trong 01 năm90%
 2Từ trên 01 đến 03 năm70%
 3Từ trên 03 đến 06 năm50%
 4Từ trên 06 đến 10 năm30%
 5Trên 10 năm20%

– Giá xe mới được ban hành tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 618/QĐ-BTC.

Ví dụ:

  • Xe máy Honda SH 125 có giá tính lệ phí trước bạ là 96 triệu đồng. Xe này được mua mới và đã sử dụng được 04 năm. Do đó, khi bị mất, xe này có giá trị % chất lượng còn lại là 50% so với xe mới.
  • Vậy giá xe SH 125 làm căn cứ để tính mức bồi thường là: 96 triệu đồng * 50% = 48 triệu đồng. 
  • Theo đó, hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường cụ thể dựa trên giá trị xe còn lại của chiếc xe SH 125 này là 48 triệu đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Gửi xe nhưng bị mất bồi thường ra sao?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về trả lại xe khi gửi xe như thế nào?

– Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.

Quy định về trả tiền khi gửi xe?

– Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
– Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Gửi xe những chủ nơi gửi xe giao xe chậm đến 03 ngày thì xử lý như thế nào?

– Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
– Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment