Không biết chữ thì thi lấy giấy phép lái xe thế nào?

by Thanh Hằng
Không biết chữ thì thi lấy giấy phép lái xe thế nào?

Pháp luật hiện không có quy định hạn chế người không biết chữ thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1. Người thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1 chỉ cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ bao gồm: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định là được thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1. Tuy nhiên khi không biết chữ , thi lấy giấy phép lái xe thế nào? Bị cận có thi bằng lái xe máy được không? Bài viết dưới đây của CSGT sẽ giải đáp giúp các bạn.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Giấy phép lái xe là gì? Do cơ quan nào cấp?

Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm “Giấy phép lái xe”. Tuy nhiên, có thể hiểu Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Trong đó, căn cứ Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe gồm:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.

– Sở Giao thông vận tải: Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giấy phép lái xe bao gồm những hạng nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hiện nay tại Việt Nam có các hạng Giấy phép lái xe sau:

– Giấy phép lái xe hạng A1: Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 – dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

– Giấy phép lái xe hạng A2: Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Giấy phép lái xe hạng A3: Cấp người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

– Giấy phép lái xe hạng A4: Cấp người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.

– Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động: Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Giấy phép lái xe hạng B1: Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Giấy phép lái xe hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

– Giấy phép lái xe hạng C: Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

– Giấy phép lái xe hạng D: Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

– Giấy phép lái xe hạng E: Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

– Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Cụ thể:

+ Hạng FB2: Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.

+ Hạng FC: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

+ Hạng FD: Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.

+ Hạng FE: Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. 

Không biết chữ thì thi lấy giấy phép lái xe thế nào?

Pháp luật hiện nay; không có quy định hạn chế người không biết chữ thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1. Người thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1; chỉ cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 về đào tạo; sát hạch; cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ bao gồm: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc; học tập tại Việt Nam; đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe; trình độ văn hóa theo quy định là được thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1.

Tuy nhiên; để được cấp giấy phép lái xe; người dân phải tham gia đào tạo lái xe và vượt qua kỳ thi sát hạch. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Sát hạch lý thuyết gồm trả lời các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ; kỹ thuật lái xe; ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường.

Như vậy; đối với những người không biết chữ thì rất khó có thể học lý thuyết để vượt qua cuộc thi sát hạch. Do đó, nếu không thể tham gia sát hạch để được cấp giấy phép lái xe; người không biết chữ nên sử dụng xe dưới 50 phân khối; là loại xe người lái không cần có giấy phép lái xe.

Hiện nay; mới có quy định về việc cấp bằng lái xe cho người dân tộc thiểu số không biết đọc tiếng Việt được quy định tại Điều 43; 44 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu trên. Theo đó; việc đào tạo lái xe và sát hạch lái xe đối với người dân tộc thiểu số được quy định cụ thể như sau:

  • Đào tạo lái xe môtô hạng A1; đối với đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp: Sở Giao thông Vận tải xây dựng; trình UBND cấp tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
  • Sát hạch để cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông Vận tải; căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành; xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp; trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Đồng bào dân tộc thiểu số được phép thi bằng lái xe hay không ?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

=> Như quy định thì việc đăng kí tham gia thi bằng lái xe là dành cho toàn công dân Việt Nam, không phân biệt công dân đó là dân tộc gì.

Học viên tham gia học và sát hạch ngoài các quy định hiện hành phải được UBND cấp xã xác nhận là đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, biết viết. Các học viên phải trải qua quá trình học lý thuyết và thực hành với chương trình được xây dựng phù hợp với khả năng nhận biết của họ.

Để đảm bảo việc dạy và học đáp ứng được yêu cầu, giáo viên tại các Trung tâm đào tạo sát hạch giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 phải có khả năng truyền đạt bằng tiếng phù hợp với đa số đồng bào dân tộc thiểu số trong lớp học. Nếu cơ sở đào tạo không có giáo viên biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số có thể hợp đồng với người biết tiếng dân tộc thiểu số có trình độ trung cấp trở lên phiên dịch để cùng tham gia giảng dạy, sát hạch.

Theo quy định này, thời gian đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 là 12 giờ (lý thuyết 10 giờ, thực hành lái xe 2 giờ). Các học viên phải hoàn thành các môn học gồm: Pháp luật giao thông đường bộ; Kỹ thuật lái xe; Thực hành lái xe. 

Giáo trình, giáo án đào tạo dựa trên cơ sở giáo trình đã được Bộ GTVT ban hành có điều chỉnh phù hợp với khả năng tiếp nhận của học viên và phải được Sở GTVT phê duyệt. Việc đào tạo phải linh hoạt, giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực quan và hỏi – đáp là chính.

Quy trình sát hạch lý thuyết được thực hiện bằng phương pháp hỏi – đáp. Sát hạch viên ghi lại nội dung đáp án của học viên vào bài thi. Học viên phải điểm chỉ vào bài thi này sau khi kết thúc thời gian thi.

Phần sát hạch thực hành lái xe phải thực hiện theo đúng quy trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không biết chữ thì thi lấy giấy phép lái xe thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo đơn xác nhận độc thân, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin cấp phép bay flycam, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi được cấp Giấp phép lái xe?

Theo Điều 59 và Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, độ tuổi để được cấp Giấy phép lái xe được quy định như sau:
– Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: Đủ 18 tuổi trở lên.
– Hạng C: Đủ 21 tuổi trở lên.
– Hạng D: Đủ 24 tuổi trở lên.
– Hạng E: Đủ 27 tuổi trở lên.
– Hạng FB2: Đủ 21 tuổi trở lên.
– Hạng FD: Đủ 27 tuổi trở lên.
– Hạng FE: Đủ 27 tuổi trở lên.
– Hạng FC: Đủ 24 tuổi trở lên.

Thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe là bao lâu?

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT đã chỉ rõ thời hạn của Giấy phép lái xe như sau:
– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam); trường hợp người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam) thì Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Thời hạn này được ghi trực tiếp trên Giấy phép lái xe được cấp cho người dân.

Khi nào phải cấp lại Giấy phép lái xe?

Việc cấp lại Giấy phép lái xe được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT gồm:
– Giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:
+ Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn: Phải sát hạch lại lý thuyết.
+ Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn: Phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
– Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment