Cách tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả như thế nào?

by Minh Nhật
Cách tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả

Các phương tiện đi lại hằng ngày như xay gắn máy, mô tô, ô tô là rất phổ biến ở nước ta. Các phương tiện này đều đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải có Giấy phép lái xe. Cũng vì vậy, nhiều dịch vụ làm bằng xe giả xuất hiện, ngang nhiên vi phạm pháp luật để kiếm lời. Vậy, làm thế nào để tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý:

Giấy phép lái xe là gì?

Hiện, Luật Giao thông đường bộ không có định nghĩa chi tiết về Giấy phép lái xe. Tuy nhiên, có thể hiểu Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Mức phạt khi sử dụng Giấy phép lái xe giả

Hiện Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rất rõ về mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe giả. Cụ thể như sau:

  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
  • Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác: Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy đinh tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 điều 21 Nghị định 46/2016 còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Cách tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả như thế nào

Cách 1: Tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả bằng mắt thường

Khi kiểm tra bằng mắt thường, nếu là Giấy phép lái xe giả:

  • Có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật, hoa văn giống bằng thật.
  • Có các vị trí chống giả không phản quang như giấy phép lái xe thật.
  • Trên bằng lái xe giả, một số nội dung thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách,….

Còn đối với bằng lái thật, nhìn bằng mắt thường có thể thấy:

  • Bằng lái xe loại mới được làm từ chất liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước: 85x53mm.
  • Có nội dung như: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng lái xe,…. bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
  • Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mới còn được áp dụng công nghệ Hologram công nghệ mới (3D để phát sáng cực tím) và công nghệ IPI (để mã hóa). Bằng lái xe giả cũng được in hình người lái theo công nghệ số hóa. Và các hoa văn trên bằng lái xe máy giả giống hệt như thật.
  • Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem, nếu là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì không thấy;
  • Số thứ tư và số thứ năm của số GPLX trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX. Ví dụ: năm trúng tuyển 1998 thì số GPLX sẽ là 01098234556 hoặc năm trúng tuyển 2014 thì số GPLX sẽ là 01214358956. Nếu như số thứ tư và số thứ năm không trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển thì có thể là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cách 2: Tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả thông qua hệ thống tin nhắn

Soạn tin nhắn theo cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến số 0936 081 778 hoặc 0936 083 578. Lưu ý, cách này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về GPLX cần tra cứu đến điện thoại của bạn bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, lỗi vi phạm giao thông (nếu có). Nếu hệ thống báo lỗi, rất có thể Giấy phép lái xe đó là Giấy phép giả

Cách 3: Tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả thông qua Internet

Cá nhân cần tra cứu có thể vào trang web của Sở giao thông vận tải Hà Nội hoặc Tổng cục đường bộ, sau đó đánh mã Giaasy phép lái xe và tra cứu, nếu ra đúng thông tin thì là bằng thật, còn không thì là bằng giả. Người tra cứu thực hiện theo các bước như sau:

  • Truy cập vào trang: http://gplx.gov.vn/default.aspx
  • Điền Số GPLX
  • Điền số phôi (SERI). Lưu ý Phải viết Hoa phần chữ của số SERI. Ví dụ : AB995471 || Bằng cũ Số SERI chính là số GPLX
  • Chọn loại GPLX

Nếu dữ liệu kết quả tra cứu trùng với thông tin trên GPLX cần xác minh thì đó là GPLX do cơ quan có thẩm quyền cấp, ngược lại nếu kết quả tra cứu không ra kết quả hoặc không trùng với dữ liệu trên GPLX cần xác minh thì đó là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp (GPLX giả).

Như vậy, với phương pháp và các thao tác như trên, cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp cần tuyển chọn lái xe và mọi công dân có thể tự kiểm tra được ngay GPLX cần kiểm tra là GPLX thật hay GPLX giả, nếu là GPLX giả thì tự hủy rồi đến Trung tâm đào tạo lái xe đăng ký học và dự thi sát hạch để được cấp GPLX. Đồng thời tố cáo người làm giả GPLX cho mình với cơ quan chức năng.

Các tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả
Các tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung tư vấn về; “Cách tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh khác:

Câu hỏi thường gặp

Những giấy tờ gì cần mang khi tham gia giao thông?

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông. Người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:
Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment