Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy có bị phạt không?

by Anh Lan
Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy có bị phạt không?

Để nhận biết được ai là giáo viên dạy lái xe, cách đơn giản nhất là quan sát xem hộ có đeo phù hiệu không. Bởi theo quy định hiện hành, giáo viên dạy lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những giáo viên không tuân theo quy định này. Vậy trường hợp giáo viên dạy lái xe không đeo phù hiệu khi giảng dạy sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn tại bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy có bị phạt không?

Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe:

“1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái; hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;

b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;

c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);

d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;

đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;

e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng”.

Như vậy, giáo viên dạy lái xe có hành vi không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Tiêu chuẩn để làm giáo viên dạy lái xe ô tô

Căn cứ nghị định 138/2018/NĐ-CP, cụ thể tại Điều 4, Điều 5 quy định cụ thể những tiêu chuẩn về giáo viên dạy lái xe ô tô, Giáo viên dạy lái xe ô tô phải đáp ứng những điều kiện cụ thể đó là:

Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn để làm giáo viên dạy lái xe ô tô

Đối với giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật; công nghệ ô tô; công nghệ kỹ thuật ô tô; lắp ráp ô tô; hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

Đối với giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển; Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành; và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
  • Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.”

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy có bị phạt không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp; hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt…
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện)

Bị tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?

Trong thời gian bị tạm giữ các bằng lái xe; vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Chỉ khi quá thời hạn ghi trong biên bản; mà người bị tạm giữ bằng lái chưa đến để nộp phạt; và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì mới bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là gì?

Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh; hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment