Lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính?

by Thúy Duy
Lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính?

Chào CSGT, tôi có một người bạn làm nghề lái tàu hỏa, nhưng tôi hay thấy người đấy trước khi vào ca làm đều uống chút rượu, hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hành vi lái tàu hỏa khi có nồng độ cồn trong người là hành vi vi phạm pháp luật. Để tìm hiểu việc lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Vi phạm hành chính là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 giải thích:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Để biết một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định dựa trên các yếu tố:

  • Có quy định xử phạt hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
  • Một vi phạm hành chính bắt buộc phải có lỗi. Lỗi ở đây là trạng thái tâm lý đối với hành vi vi phạm. Trong đó, có 02 hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
  • Lỗi vô ý: Có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do vô tình hoặc không cẩn thận dẫn đến vi phạm hành chính.
  • Lỗi cố ý: Biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hành chính ngăn cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện.
  • Về chủ thể vi phạm hành chính: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính là người không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức/điều khiển hành vi.

  • Các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: An ninh trật tự, an toàn xã hội; trật tự, an toàn giao thông; y tế; tài chính; ngân hàng…

Mức phạt vi phạm hành chính tối đa là bao nhiêu?

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 21 Luật xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
  • Trục xuất.

Trên thực tế, phạt tiền là hình thức xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phổ biến nhất.
Trong đó, theo Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ 50.000 đồng đến 01 tỷ đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 02 tỷ đồng đối với tổ chức.

Đối với các khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung.

Mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe

Sử dụng rượu bia tham gia giao thông là điều không hiếm gặp tại Việt Nam. Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tai nạn giao thông hiện nay.

Với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ

Theo Nghị định 100/2019, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác bị phạt từ 80 – 100 nghìn đồng nếu điều khiển xe trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 200 – 300 nghìn đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Theo quy định trước đây, những hành vi trên của người điều khiển xe đạp, xe thô sơ không bị xử phạt.

Với người điều khiển xe máy

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điều 6):

Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng (trước đây chưa xử phạt lỗi này).

Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng (trước hành vi này bị phạt từ 1-2 triệu đồng).

Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn; Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trước đây chỉ phạt 3-4 triệu đồng).

Với người điều khiển ô tô và xe tương tự ô tô

Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng (trước đây chỉ bị phạt từ 2-3 triệu đồng).

Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng (trước đây chỉ bị phạt từ 7-8 triệu đồng).

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Có chất ma túy hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (trước đây bị phạt từ 16-18 triệu đồng).

Với tài xế máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 – 12 tháng (trước đây chỉ phạt 300-400 nghìn đồng).

Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 – 18 tháng (trước chỉ bị phạt 2-3 triệu đồng).

Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn; Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 – 24 tháng (trước đây chỉ phạt 5-7 triệu đồng).

Lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính?
Lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính?

Lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu như sau:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 20 km/h;

+ Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;

+ Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

  • Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 03 tháng đến 05 tháng;

+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng;

+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp bạn đề cập thì việc uống rượu trước khi lái tàu là hành vi vi phạm quy định về lái tàu hỏa. Trong trường hợp khi xử lý thì tùy vào nồng độ đã uống mà sẽ có mức xử phạt được liệt kê như trên. Mức phạt vi phạm hành chính nặng nhất đối với hành vi này là 60.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu lên đến 24 tháng.

Uống rượu bia khi tham gia giao thông có nguy cơ gây tai nạn cao

Hậu quả của việc uống rượu bia khi lái xe là gây nên tai nạn. Bất kể nồng độ cồn trong máu cao hay thấp, điều khiển phương tiện sau khi uống bia rượu là hành động vô cùng nguy hiểm. Chất cồn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, gây ra ảo giác, mất tập trung, làm suy giảm khả năng điều khiển phương tiện giao thông, rất dễ gặp sự cố. Cụ thể:

  • Phản xạ chậm: Chất cồn sẽ khiến não bộ xử lý thông tin chậm chạp, phản xạ có điều kiện theo đó cũng suy giảm, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
  • Sự phối hợp giữa các cơ quan kém hơn: Rượu bia sẽ khiến khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng. Bạn sẽ đi đứng không vững, cơ thể luôn trong trạng thái lơ lửng, thậm chí không ngồi vững.
  • Giảm sự tập trung: Một trong những kỹ năng lái xe an toàn đó tập trung, không xao nhãng để tránh các sự cố va chạm. Tuy nhiên, nếu trong cơ thể có nồng độ cồn, khả năng tập trung của bạn sẽ giảm, đầu óc mơ màng và đau nhức, nên nguy cơ gây tai nạn cao.
  • Giảm tầm nhìn: Chất cồn làm cho khả năng tập trung và thị lực của bạn giảm sút, đầu óc đau nhức không thể điều khiển được mắt mình. Thị lực suy giảm khiến người lái không thể đưa ra phán đoán chính xác, không nhìn thấy rõ các vật thể xung quanh, dễ gây tai nạn.
  • Khả năng phán đoán suy giảm: Khả năng phán đoán khi lái xe đóng vai trò rất quan trọng, chúng giúp bạn có thể xử lý các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện. Tuy nhiên chất kích thích có trong bia rượu sẽ khiến giảm khả năng phán đoán, dễ gặp sự cố va chạm khi lái xe.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Lái tàu hỏa có nồng độ cồn sẽ bị phạt vi phạm hành chính?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP và Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Quy trình xử lý tin báo tai nạn giao thông đường sắt?

Theo đó, quy trình báo tin và xử lý tin báo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị gồm:
Khi có sự cố , tai nạn xảy ra lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.
Nhân viên điều độ chạy tàu phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau:
Các ga hai đầu khu gian;
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau:
Cơ quan công an nơi gần nhất;
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của UBND các cấp) và các đơn vị có liên quan.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định việc báo sự cố giao thông đường sắt gây ra không phải dừng tàu, không bế tắc chính tuyến, không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu.

Nhân viên gác đường ngang đã không hạ gác chắn khi đoàn tàu đi qua gây tai nạn chết người có chịu trách nhiệm?

Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn, cũng như trách nhiệm pháp lý của những người có liên quan như thế nào sẽ căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
Nhân viên gác đường ngang có nhiệm vụ và quyền hạn: Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua; và dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.
Theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đã xảy ra (tỷ lệ thương tật của người bị hại, hoặc thiệt hại thực tế về tài sản) thì người phạm tội này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù thấp nhất là 06 tháng và cao nhất đến 12 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment