Mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu?

by Thúy Duy
Mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu?

Chào CSGT, hôm qua khi tôi đang lưu thông trên đường thì gặp một chiếc xe tải chở hạng hóa quá tải khiến cho mặt đường nứt ra, chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường như thế có bị phạt? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay không khó bắt gặp những chiếc xe chở hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xe quá tải?

Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của tải trọng hay của xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ theo quy định của nhà nước.

Hiểu được cách tính tải trọng xe vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi nhờ đó mà chủ xe có thể ước lượng chính xác lượng hàng hóa mà xe chở được là bao nhiêu để không vượt quá giới hạn cho phép. Như vậy có thể đảm bảo độ bền của xe và an toàn khi tham gia giao thông.

Tải trọng cầu đường là gì?

Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Cách tính % xe quá tải

Xe qua tải là xe chở hàng vượt mức khối lượng chuyên chở theo quy định. Với các trường hợp xe chở quá tải sẽ bị cơ quan chức năng tính toán phần trăm vượt tải để xử phạt.

Công thức tính % xe quá tải:

  • D (quá tải) = D (thời điểm kiểm tra thực tế) – D (khối lượng của xe) – D (lượng hàng hóa được phép chở).
  • % quá tải = D (quá tải) : D (khối lượng xe).

Tính tải trọng xe như thế nào?

Ngoài cách tính % xe quá tải, bạn cũng nên biết cách tính tải trọng xe để tránh bị xử phạt của cơ quan công an khi vận chuyển hàng hóa. Cụ thể:

Tải trọng của xe tính toán dựa trên tổng trục xe, vì tổng trọng lượng của xe sẽ được phân bố trên mỗi trục xe gồm trục kép, trục ba, trục đơn…Cách tính này còn dựa vào các loại xe ô tô vì khả năng chịu lực không giống nhau giữa các trục ô tô khác nhau.

Cách tính tải trọng xe thân liền

  • Với tổng số trục là 2 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn
  • Với tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn
  • Với tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn

Cách tính tải trọng xe rơ móc, xe container, xe đầu kéo

  • Với tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn
  • Với tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn
  • Với tổng số trục là 5 trục trở lên: Tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn
Mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu?
Mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu?

Mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu?

Tại Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;

+ Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

+ Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

+ Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

+ Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;

+ Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.

  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
  • Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

+ Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
Như vậy, hành vi chở hàng hóa quá tải trong sẽ bị xử phạt theo mức phạt tương ứng nêu trên tùy thuộc mức độ của từng hành vi. Hạn chế chở hàng quá tải có thể làm hư hại đến cầu đường và có nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mức phạt khi chở hàng hóa quá tải trọng của cầu đường cho phép là bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đường nông thôn có cho phép xe trọng tải lớn chạy không?

Theo Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng của đường bộ như sau:
1. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.
2. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.
3. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.
Như vậy, tùy thuộc vào biển báo hạn chế trọng lượng xe khi đi qua các tuyến đường vì mỗi tuyến đường sẽ được kết cấu khác nhau. Ví dụ, trường hợp đường nông thôn có biển báo cấm xe trên 5 tấn thì xe có trọng tải trên 5 tấn sẽ không được đi qua.

Chủ sở hữu xe chở hàng quá tải trọng cầu đường có bị phạt không?

Đối với người chủ sở hữu xe (gồm chủ sở hữu doanh nghiệp và cá nhân)
Quá tải từ 10 – 40% sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân. Còn với chủ sở hữu là tổ chức sẽ bị phạt từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Quá tải từ 40 – 60% sẽ bị phạt tiền từ 12.000.000 đến 14.000.000 đồng nếu là chủ sở hữu cá nhân. Còn với chủ sở hữu là tổ chức sẽ bị phạt từ 24.000.000 đến 28.000.000 đồng.
Quá tải từ 60 – 100% sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đến 16.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân. Chủ sở hữu tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 28.000.000 đến 32.000.000 đồng.
Quá tải từ 100% trở lên sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân và từ 32.000.000 đến 36.000.000 đồng nếu là tổ chức.

Ngoài việc bị phạt tiền có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay không?

Ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, bên phía vận tải quá tải còn phải áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Việc áp dụng chế tài hạ tải dọc đường thì hết sức phức tạp và khó khăn cho lược lượng kiểm tra: như dễ gây ách tắc giao thông, thiếu phương tiện, công cụ và lực lượng xếp dỡ hàng hóa, thiếu bến bãi, kho hàng, thậm chí trong một số trường hợp xe chở container hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện đã kẹp “seal” chì của hải quan thì không thể hạ tải dọc đường được… Vì thế, cần phải quy định cơ chế phối hợp cho các lực lượng chức năng được quyền vào các kho tàng, bến bãi, cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất… để kiểm tra tải trọng ngay các điểm xuất phát hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment