Xe PKL có được đi vào đường cao tốc không?

by Thanh Thủy
Xe PKL có được đi vào đường cao tốc

Câu hỏi: Chào luật sư, 2 hôm trước trong lúc đang đi xe trên đường về quê thì lúc tôi đang đi trên đường cao tốc thì có bắt gặp một đoàn xe mô tô phân khối lớn đang đi dàn ra trên đường cao tốc, khiến cho nhiều xe đi đằng sau không thể vượt được gây nên bức xúc cho nhiều người. Luật sư cho tôi hỏi là “Xe PKL có được đi vào đường cao tốc” hay không ạ?. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.

Đường cao tốc là loại hình đường giao thông đặc biệt chỉ cho phép một số loại xe nhất định được phép lưu thông trên tuyến đường đó. Vậy thì các loại xe mô tô phân khối lớn có được phép đi trên đường cao tốc hay không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Quy định về Xe phân khối lớn

PKL ở đây là viết tắt của từ phân khối lớn. “Phân” ở đây là chỉ cm, “khối” là chỉ thể tích của một phân khối là 1cc hoặc 1cm3. Đầy đủ, phân khối ở xe máy, xe mô tô chính là dùng để chỉ dung tích xi lanh. Dung tích xi lanh này có đơn vị tính là cm3, cc (cubic centimeters) hay là lít. 

Dung tích của xi lanh càng lớn hay phân khối càng lớn thì hỗn hợp giữa xăng và không khí tại buồng đốt trong một đơn vị thời gian sẽ lớn. Khi đó, năng lượng cũng như công sinh ra lớn đồng thời lượng tiêu hao nhiên liệu cũng theo đó mà tỷ lệ thuận. Ví dụ khi có 2 chiếc xe máy, chiếc nào có phân khối lớn hơn thì công suất của động cơ sẽ lớn hơn.

Dựa vào phân khối mà những chiếc xe hai bánh được chia ra làm rất nhiều loại, cụ thể như sau:

  • Những chiếc xe hai bánh có gắn động cơ có phân khối dưới 50cc thì được gọi là xe gắn máy: Dream 50, SYM Elite, SYM Angela, Kymko K-Pipe 50,…
  • Những chiếc xe hai bánh có gắn động cơ trên 50 phân khối thì có tên gọi là xe mô tô. Tuy nhiên trong loại này lại chia thành 2 nhánh nhỏ khác:

Những chiếc xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175cc với thiết kế bình xăng nằm dưới yên xe; thì được gọi là Underbone: Wave, Future, Sirius, Winner, Exciter, Raider,…

Các loại mô tô dưới 175cc nhưng có bình xăng lộ thiên phía trước; thì được gọi là xe PKN (phân khối nhỏ): Honda CB150R, Suzuki GSX-S150, Yamaha R15, Yamaha FZ150, Honda CBR150RR,…

  • Những chiếc xe hai bánh có bình xăng phía trước lộ thiên với dung tích xi lanh trên 175cc; được gọi là xe máy phân khối lớn – PKL.

Theo đó tốc độ tối đa mà một chiếc mô tô PKL đạt được theo Thông tư 31/2019 mới nhất đạt được ở mức

  • 60 km/h tại khu vực đông dân cư trên đường 2 chiều có giải phân cách cứng ở giữa. Và 50 km/h với khu vực đông dân cư trên đường 2 chiều không có giải phân cách cứng.
  • 70km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. 60 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.

Như vậy có thể thấy câu hỏi xe PKL được chạy tốc độ bao nhiêu là 70 km/h. Và còn một khoảng cách khá xa với những dải tốc độ cao nhất của xe PKL hiện nay. Thường có tốc độ trung bình tới 150-200 km/h.

Xe PKL có được đi vào đường cao tốc hay không?

Những chiếc xe mô tô hai bánh có bình xăng phía trước lộ thiên với dung tích xy lanh trên 175 cm3 được gọi là xe mô tô phân khối lớn.

Hiện nay có rất nhiều dòng xe phân khối lớn với kiểu dáng và màu sắc khác nhau, đi kèm với đó là công suất cũng khác nhau. Một vài dòng xe tiêu biểu như: Kawasaki Z1000, BMW S1000RR, Honda CB1000R,…

Theo Luật giao thông đường bộ, mô tô phân khối lớn không được đi vào đường cao tốc.

Đường cao tốc được biết đến là đường chuyên dành cho xe ô tô và các loại xe chuyên dùng có thể đi vào. Theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành thì chỉ có xe ô tô và các phương tiện phục vụ quản lý bảo lí đường cao tốc được phép lưu thông vào đường cao tốc. Cụ thể:

Theo khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông vận tải năm 2008 quy định:

Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Như vậy, theo quy định trên chỉ ô tô và các phương tiện phục vụ quản lý bảo lí đường cao tốc được phép lưu thông vào đường cao tốc chứ xe mô tô phân khối lớn không được đi vào đường cao tốc.

Xe PKL có được đi vào đường cao tốc

Mức phạt đối với các loại xe không được đi vào đường cao tốc

Trong tình hình đường phố thì đông đúc, kẹt xe khắp nơi mà đường cao tốc lại thông thoáng và rộng rãi làm cho người đi xe máy sẵn sàng lưu thông mà không quan tâm đến việc này được phép hay không. Vậy thì Mức phạt đối với các loại xe không được phép đi vào đường cao tốc ra sao?.

Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:

  • Người đi bộ;
  • Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);
  • Xe gắn máy, xe mô tô;
  • Máy kéo;
  • Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

Tuy nhiên; đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý; bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.

Dưới đây là mức phạt xử lý vi phạm hành chính với những trường hợp đi vào đường cao tốc theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc; theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông; theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Đối với xe máy chuyên dùng không đúng quy định pháp luật: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng có thiết kế nhỏ hơn 70km/h; máy kéo đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp; xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc; theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc; theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

Như vậy, theo quy định trên thì với lỗi vi phạm là điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc thì ngoài việc bạn bị phạt tiền thì bạn còn bị tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày.

Lưu ý: Những loại xe được nêu trên không bao gồm các phương tiện phục vụ việc quản lý; bảo trì đường cao tốc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Xe PKL có được đi vào đường cao tốc đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giá đền bù đất 50 năm. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe mô tô phân khối lớn có được chạy làn ôtô?

Theo Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”.
Hiện nay không có quy định pháp luật về việc xe mô tô phân khối lớn được phép chạy ở làn ôtô. Vì vậy, những người điều khiển xe mô tô phân khối lớn chỉ được phép chạy trên làn dành cho xe gắn máy.
Ở nhiều nước trên thế giới cũng đã có quy định pháp luật cho phép về việc xe mô tô phân khối lớn chạy vào làn ôtô như Mỹ, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Xe phân khối lớn chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm; còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 66; và khoản 1 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình; hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày kí.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like